Cây Đinh Lăng được trồng rất nhiều trong vườn, bờ sân, bờ ao, ở nước ta. Đinh lằng là cây được rất nhiều người dân sử dụng từ ngàn đời nay. Chính vì những công dụng thực sựu tốt trong đông y mà đinh lăng được ví như thần dược bổ não không gì sánh bằng. Vậy hôm nay cùng namduocgiatruyen.com đi tìm hiểu công dụng, tác dụng của cây Đinh lăng theo đông y và dân gian nhé!

Cây Đinh lăng là gì?

Cây Đinh lăng hay còn gọi là cây gỏi cá (thường được sử dụng ăn kèm với gỏi cá) hoặc cây Nam dương lâm. Cây đinh lăng thuộc họ Ngũ gia bì, tên khoa học là Polyscias fruticosa (L) Harms.

Nhận biết?

Cây đinh lăng có nhiều đặc trưng riêng như lá xẻ nhỏ, mùi thơm, không có gai, lá nhẵn, thân gióng, cao chừng 0.8-2m. Lá cây đinh lăng có hình xẻ răng cưa, không đều, cuống nhỏ, gầy. Hoa có chuỳ ngắn, gồm nhiều tán, nhiều hoa. Quả đinh lăng dài hẹt, rộng chừng 1mm, có vòi và dài chừng 3mm. Chú ý: Cây Đinh lăng có 2 loại, Đinh lăng lá nhỏ (Đinh lăng tía) Đinh lăng lá to (Đinh lăng tẻ).

Cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng

Phân bổ?

Cây đinh lăng phân bổ nhiều ở vùng Việt Nam, Lào, một số tỉnh biên giới Trung Quốc. Trước kia cây đinh lăng thường chỉ sử dụng làm rau sống, ăn kèm trong bữa ăn, làm gỏi cá. Trong đông y dùng làm thuốc lợi máu, bổ não.

Dược chất?

Ngày nay khoa học phát triển người ta nghiên cứu ra nhiều hoạt chất bổ não mà chỉ có trong Đinh lăng. Nổi bật nhất là; alcaloit, vitamin B1, saponin, flavonoit, glucozit, tanit và các axit amin trong đó có methionin, lyzin và xystei là những loại axit amin.

Tính vị?

Theo y học cổ truyền, rễ cây có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết; lá đinh lăng có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Toàn cây đinh lăng bao gồm rễ, thân, lá đều có thể sử dụng làm thuốc.

Theo ông Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy”.

Đinh Lăng Răng
Đinh Lăng Răng, Loài này có tên Polyscias serrata trong sách Cây cỏ VN (P.H.Hộ) nhưng search trên các trang web quốc tế không có tên đó. Cây có lá đa dạng, nhiều kiểu.

Cách sử dụng?

Trong dân gian thường sử dụng đinh lăng bằng nhiều cách khác nhau như; ăn sống, phơi khô. Lá Đinh lăng dùng hãm nước uống hàng ngày, hoặc chặt cả cây phơi khô đun nước uống. Đặc biệt rễ Đinh lăng được ví như nhân sâm của người nghèo, vì vậy rễ thường dùng để làm thuốc bồi bổ sức khoẻ.

Ngoài ra dùng để ngâm rượu; rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.

Công dụng cây Đinh lăng?

Cây Đinh lăng thuộc họ Sâm, vì vậy Đinh lăng cũng có tác dụng tăng cường sức dẻo dai, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, bồi bổ khí huyết, thông huyết mạch, giảm mệt mỏi, tăng khả năng lao động và làm việc, giúp cơ thể ăn ngon, ngủ yên và lên cân. Lá cây đinh lăng cũng có tính mát, ngược lại vị thì đắng: có tác dụng giải độc khi bị ngộ độc thức ăn, giảm dị ứng, ngoài ra còn chữa ho ra máu, kiết lị…

Nghiên cứu khoa học?

Năm 1961, các khoa dược lý, dược liệu và giải phẫu bệnh lý Viện y học quan sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng làm tăng sức doẻ dai của cơ thể và một số tác dụng khác đã đi đến kết luận sau đây:

1. Nước sắc rễ đinh lăng có tác dụng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể trên thí nghiệm cấp tính tương tự như nhân sâm.

Hoa cây Đinh Lăng
Hoa cây Đinh Lăng

2. Làm tăng sức đề kháng của chuột đối với tcs hại của bức xạ siêu cao tần và thấy có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột hơn so với một số thuốc như ngũ gia bì của Liên Xô. Tác dụng này có thể là do tính chất bổ chung nhưng còn có thể do cơ chế điều nhiệt của đinh lăng.

3. Ngô Ứng Long và Xavaev (Liên Xô Cũ) đã cùng nhận thấy đinh lăng có tác dụng tốt đối với các nhà du hành vũ trụ khi luyện tập trong tư thế tĩnh, đầu dốc ngược.

Thực nghiệm trên người đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong các nghiệm pháp gắng sức cũng như luyện tập.

Tác dụng cây Đinh lăng?

1/ Chữa mệt mỏi, suy nhược cơ thể:

Đinh lăng được thử nghiệm trong quân y được cho là có khả năng tăng cường sức dẻo dai của cơ thể. Vì vậy sử dụng rễ cây Đinh lăng sắc nước uống sẽ giúp cơ thể nhanh lấy lại sức khoẻ, chống suy nhước.

2/ Chữa bệnh ho lâu ngày:

Đông y sử dụng đinh lăng chữa ho bằng cách: dùng rễ cây đinh lăng, rễ cây dâu, nghệ vàng, bách bộ, đậu săn, rau tần dày lá mỗi món 8g, gừng khô 4g, củ xương bồ 6g và 600ml nước. Sắc hỗn hợp trên sao cho còn 250ml. Chia làm 2 lần uống hết trong 1 ngày và cũng uống lúc nước còn nóng.

Quả cây Đinh Lăng
Quả cây Đinh Lăng

3/ Bồi bổ cho sản phụ:

Phụ nữ sau khi sinh cơ thể còn yếu nên dùng lá đinh lăng nấu canh với thịt hoặc cá để bồi bổ có tác dụng gần giống như nhân sâm. Cần chuẩn bị lá đinh lăng tươi 200g, đem rửa sạch để ráo. Khi nấu canh thịt, bỏ lá đinh lăng vào cuối cùng nấu sôi cho đinh lăng vừa chín tới, rồi ăn nóng, không nên để sôi lâu sẽ bị mất chất.

4/ Chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày:

Lấy 30g rễ, cành tươi cây đinh lăng, 10g lá hoặc vỏ chanh, 10g vỏ quýt, 20g sài hồ (rễ, lá, cành), 20g lá tre tươi, 30g cam thảo đất hoặc cam thảo dây, 30g rau má tươi, 20g chua me đất. Đem cắt nhỏ mỗi vị, đổ nước ngập, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml nước, mỗi ngày chia làm 3 lần uống.

5/ Phòng bệnh co giật ở trẻ em:

Đem phơi khô lá non và lá già của cây đinh lăng rồi lót vào gối, hoặc trải lên giường để trẻ nằm lên. Gối đinh lăng có tác dụng giúp cho bé ngủ không bị giật mình, làm giấc ngủ ngon hơn, sâu hơn, không toát mồ hôi đầu.

6/ Giúp bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bị dị ứng:

Chuẩn bị khoảng 150 – 200g lá đinh lăng tươi, 200ml nước. Nấu sôi nước rồi cho lá đinh lăng vào, đợi sôi lại rồi mở nắp, đảo đều lá đinh lăng. Đợi sôi được 5 – 7 phút thì chắt lấy nước uống. Sau đó đổ tiếp thêm 200ml nước vào phần lá đinh lăng lúc nãy, nấu sôi lại nước thứ hai. Làm tương tự như lần thứ nhất.

Rễ cây Đinh Lăng
Rễ cây Đinh Lăng

7/ Rễ củ đinh lăng chữa nhức đầu, tức ngực:

Chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, ho, đau tức ngực, nước tiểu vàng: Đinh lăng tươi (rễ, cành) 30g, lá hoặc vỏ chanh 10g, vỏ quýt 10g, sài hồ (rễ, lá, cành) 20g, lá tre tươi 20g, cam thảo dây hoặc cam thảo đất 30g, rau má tươi 30g, chua me đất 20g. Các vị cắt nhỏ, đổ ngập nước, ấn chặt, sắc đặc lấy 250ml, chia uống 3 lần trong ngày.

8/ Chữa mất ngủ:

Đinh lăng được sử dụng để an thần, chữa chứng mất ngủ trong đông y. Vì vậy mà người dân thường sử dụng Đinh lăng săc nước uống khi thấy cơ thể mỏi mệt, mất ngủ dài ngày.

9/ Chữa thông tia sữa, căng vú:

Khi phụ nữ mới sinh con xong mà bị mất sữa có thể dùng bài thuốc sau: Chuẩn bị 40g rễ đinh lăng, 3 lát gừng tươi, 500ml nước. Đem đun sôi hỗn hợp rồi sắc còn 250ml nước. Chia làm 2 lần uống trong 1 ngày, uống khi nước còn nóng.

10/ Chữa bệnh gout (gút), tê khớp, đau lưng mỏi gối:

Chuẩn bị 20 -30g thân cành cây đinh lăng, có thể kèm theo các vị như rễ cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Đem sắc lấy nước uống, chia uống nhiều lần trong ngày.

11/ Chữa liệt dương:

Chuẩn bị rễ đinh lăng, cám nếp, hoàng tinh, hoài sơn, kỷ tử, ý dĩ, hà thủ ô, long nhãn, mỗi vị 12g; cao ban long, trâu cổ mỗi vị 8g; sa nhân 6g. Đem hỗn hợp trên sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.

12/ Chữa bệnh thiếu máu:

Chuẩn bị mỗi vị sau 100g rễ đinh lăng, hoàng tinh, hà thủ ô, thục địa và 20g tam thất. Đem hỗn hợp trên tán bột. Mỗi ngày sắc uống 100g bột hỗn hợp trên.

13/ Chữa phong thấp, tê nhức tay chân:

Chuẩn bị như trên và 600ml nước, sắc lại còn 300ml, chia làm 3 lần uống mỗi ngày.

Cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng

14/ Chữa sưng đau cơ khớp:

Lấy lá đinh lăng giã nhuyễn rồi đắp lên chỗ sưng đau, vết thương. Hoặc có thể nhai lá đinh lăng rồi đắp vào vết thương hở bị chảy máu (tay hoặc chân) rồi lấy mảnh vải buộc lại có tác dụng cầm máu.

Bài thuốc từ cây Đinh lăng?

Theo kinh nghiệm dân gian, lá đinh lăng được dùng chống bệnh co giật cho trẻ em, lấy lá non và lá già phơi khô đem lót vào gối hoặc trải giường cho trẻ nằm. Lá non đinh lăng còn được dùng làm rau ăn sống, làm gỏi cá… và cũng là vị thuốc bổ tốt cho cơ thể.

1/ Thông tia sữa, căng vú sữa:

Phụ nữ đang nuôi con đôi khi tự nhiên mất sữa có thể lấy rễ đinh lăng 40g, gừng tươi 3 lát, đổ 500ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn nóng.

2/ Chữa thiếu máu:

Rễ đinh lăng, hà thủ ô, thục địa, hoàng tinh, mỗi vị 100g, tam thất 20g, tán bột, sắc uống ngày 100g bột hỗn hợp.

Chú ý: Không được dùng rễ đinh lăng với liều cao, sẽ bị say, có hiện tượng mệt mỏi đối với cơ thể.