Cây nhàu có tên khoa học là Morinda Citrifolia L. thuộc họ Cà phê. Cây mọc nhiều ở Việt Nam, tập chung ở vùng rừng đồi, bờ ao, sông suối, kênh rạch, những nơi ẩm thấp. Cây được phân bổ nhiều nhất ở miền Trung hoặc miền Nam.
Contents
Nhận biết:
Cây nhàu cao từ 6-8m, cành non mập, màu nâu nhạt, nhẵn. Lá hình bầu dục dài từ 12-30cm mép uốn lượn rộng từ 6-15cm. Mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới màu nhạt hơn. Hoa hình tròn, hay bầu dục, ở ngoài nách lá. Cây ra hoa quanh năm, nhiều nhất vào từ tháng 11-2. Quả nhàu già màu vàng, bóng nhẵn, mùi khai, khi chín màu vàng, chứa cơm mền, ăn được.
Phân bổ, sử dụng:
Cây nhàu lần đầu tiên được miêu tả khoa học năm 1753. Theo Pételot thì cây nhàu được phân bổ chủ yếu ở miền Nam, miền Trung và mới đây nhất có tìm thấy ở Quảng Bình, Quảng Trị, Huế.
Bộ phận có thể sử dụng gồm: Quả, lá, rễ. Để giữ được dược tính cao nhất thì bạn nên thu hái, rễ vào mùa đông. Lá vào mùa xuân. Quả vào mùa hạ. Rễ phơi khô. Lá và quả dùng tươi.

a, Lá nhàu dùng làm rau
Do có vị đắng nên lá nhau không dược dùng để ăn sống. Lá nhàu non dùng làm rau được nấu chín ở các dạng:
-Lá nhàu luộc: Để giảm bớt vị đắng.
-Lá nhàu xào: Xào với các loại thịt ếch, nhái, trâu, bò…
-Lá nhàu chưng, hấp: Lá nhàu làm chất độn để hấp với thịt, cá. Đặc biệt để gói với thịt bầm và hấp với nước cốt dừa.
b, Quả nhàu ăn được
Quả nhàu chín thường được ăn với muối hạt hoặc ăn không.
c, Quả nhàu được dùng làm trà và ngâm rượu.
Tại Việt Nam và một số nước ở vùng Đông Á như Trung Quốc, Nhất Bản, Hàn Quốc… đã dùng quả nhàu phơi hoặc sấy khô dùng làm trà để uống với mục đích vừa giải khát và vừa trị bệnh thay vì ăn quả nhàu hay uống nước sắc từ rễ cây nhàu. Một số doanh nghiệp cũng đã chế biến trà nhàu bán trên thị trường dành cho những ngường bệnh đau nhức xương khớp và người cao tuổi.
Dược chất:
Theo một số nghiên cứu, người ta đã tìm thấy trong vỏ rễ chứa morindon, morindin, morindadiol, soranjidiol, axít rubichloric, alizarin a-methyl ete và rubiadin 1-methyl ete.
Dược lý:
Một số thí nghiệm khoa học đã được nghiên cứu, họ tách lấy dược chất trên rễ nhàu thử nghiệm, nhận thấy chúng có những tác dụng như:
+ Nhuận tràng nhẹ và lâu dài
+ Lợi tiểu nhẹ
+ Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
+ Hạ huyết áp
+ Độ độc không đáng kể, và không gây nghiện.
Công dụng
Cây nhàu có công dụng chữa một số bệnh như béo phì, ung thư, tiểu đường, cao huyết áp, suy nhược, bệnh tim mạch, đau nhức xương khớp.
Công dụng trong nhân dân: Quả nhàu ăn với muối dễ tiêu, nhuận tràng, làm thuốc điều kinh, trị băng huyết, bạch đới, ho, cảm hen, thũng, đau gân, đái đường. Nướng chín ăn chữa lỵ.
Rễ nhàu nhuộm màu đỏ quần áo, vải lụa. Nhân dân Việt Nam thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng (có thể dùng quả nhàu non, thái mỏng sao khô thay rễ này).
Nghiên cứu khoa học cho thấy cây nhàunhàu có đặc tính giảm đau, kích thích miễn dịch và có thể chống lại ung thư. Tác dụng này có được do trong cây nhàu có chứa Proxeronine sản xuất ra xeronine giúp hỗ trợ hoạt động của tế bào.

Tác dụng cây nhàu:
1/ Nhuận tràng nhẹ và lâu dài, Lợi tiểu nhẹ
Thành phần được chất có trong cây nhàu giúp nhuận tràng nhẹ, lợi tiểu nhẹ. Dân gian thường sử dụng bằng cách ngâm rượu hoặc sắc nước uống.
2/ Làm êm dịu thần kinh trên thần kinh giao cảm
Một số dược chất từ quả nhàu, rễ nhàu, thân nhàu khi ngâm rượu sử dụng giúp êm dịu dây thần kinh, giảm căng thẳng. Tuy nhiên những đặc tính này chưa được nghiên cứu bài bản.
3/ Hạ huyết áp
Nhờ khẳ năng hỗ trợ làm êm dịu dây thần kinh, hỗ trợ tế bào mà cây nhàu cũng có tác dụng trong việc hạ huyết áp đối với người cao áp huyết.
4/ Loại bỏ độc tố
Nhờ khả năng tăng hấp thụ, sử dụng vitamin, khoáng chất, chống oxy hoá mà cây nhàu còn có thể giúp loại bỏ độc tốt thông qua sựu năng chặn, huỷ hoại gốc tự do.
5/ Giảm đau
Cây nhàu ngâm rượu, sắc nước uống thường xuyên có thể giúp giảm những cơn đau lưng, cổ, thần kinh, cơ, căng thẳng, đau nửa đầu.
6/ Hỗ trợ hệ miễn dịch
Kích thích việc sản xuất những tế bào T – tế bào đóng vai trò
7/ Chống viêm
Khả năng chống viêm trong cây nhàu là rất lơn, nhờ những dược chất mạnh mẽ này mà cây nhàu được sử dụng chữa một số bệnh liên quan đến viêm khớp, giảm sưng vết thương, viết loét, phát ban.
Liều lượng:
Liều lượng tuỳ vào từng chứng bệnh cụ thể mà sử dụng liều lượng khác nhau. Với bệnh huyết áp cao, nhức mỏi, đau lưng: Ngày 10- 20g vỏ rễ sắc hoặc sao vàng ngâm rượu uống.
Lá giã đắp chữa nhọt mủ hoặc sắc uống chữa sốt, lỵ, bệnh tiêu chảy, liều lượng 8-10g sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày. Quả làm dễ tiêu, nhuận tràng, chữa lỵ, băng huyết, bạch đới, ho, cảm, phù, đau dây thần kinh, bệnh đái đường.
Rễ nhàu: liều dùng hàng ngày 30-40g, sắc và uống thay nước chè trong ngày. Sau chừng 15 hôm sẽ thấy kết quả. Nhưng phải uống tiếp tục 2-3 tháng liền sau đó tiếp tục uống với liều giảm xuống.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây nhàu?
1/ Chữa huyết áp cao
Rễ nhàu rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô, thái nhỏ, hãm hoặc sắc 10 – 20g mỗi ngày. Có thể mỗi đợt kéo dài 2-3 tuần. Nghỉ một tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 – 12g hoặc 8 -10g.
2/ Tiêu chảy, cảm sốt:
Lá nhàu tươi 3-5 lá tươi rửa sạch nấu với nửa lít nước còn 200ml chia 2 lần uống/ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.
3/ Chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh:
Rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g, thổ phục linh 8g, vỏ bưởi 6g, gừng sống 3 lát. Tất cả rửa sạch, cho vào ấm, đổ 500ml nước, sắc còn 200ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Dùng liền 7 ngày.
4/ 5/ Chữa rối loạn kinh nguyệt:
Quả nhàu 20g, Ích mẫu 20g, Hương phụ (củ gấu) tẩm dấm sao 12g, Cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
6/ Chữa đau lưng, nhức mỏi chân tay:
Quả nhàu già xắt lát mỏng 200g, ngâm với 2 lít rượu.
Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20 – 30ml.
7/ Chữa đau lưng do thận:
Rễ nhàu 12g, rau ngót, cối xay, dây gùi, ngó bần, đậu sắn, tầm gửi cây dâu, rễ ngà voi mỗi vị 8g, ngũ trảo 12g. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 700ml nước, sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng. Dùng liền 5 ngày.
8/ Chữa đau nhức do phong thấp:
Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
9/ Chữa táo bón ở người cao huyết áp:
- Ăn quả nhàu với chút muối.
- Chữa đau nhức do phong thấp:
Rễ cây nhàu 20g, dây đau xương 20g, củ Khúc khắc (Thổ phục linh) 20g, rễ cỏ xước 20g, cam thảo dây 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần uống trong ngày.
10/ Chữa nhức đầu, đau nửa đầu do thay đổi thời tiết:
- Rễ nhàu 40g Chùm gửi cây dâu 20g
- Nghệ đen 20g Quế chi 20g
- Nghệ vàng 20g Đỗ trọng 30g
- Thiên niên kiện 20g Vòi voi 40g
- Vỏ quýt 20g Quả ô môi 10g
- Rượu trắng 2 lít Đường cát trắng 500g
Ngâm tất cả thuốc vào 2 lít rượu nếp trong 7 ngày. Lọc kỹ bỏ xác. Pha rượu đã lọc với 1 lít nước đường. Mỗi lần uống một ly nhỏ khoảng 30ml, ngày uống 2 lần, dùng liền 3 – 5 ngày.
11/ Trị kiết lỵ:
Lấy 3 – 5 quả nhàu đã già, nướng chín ăn hoặc lấy 10 – 12g lá nhàu sắc uống. Cũng có thể phối hợp với 10g cỏ sữa để tăng thêm hiệu quả.
12/ Trị tụ máu bầm tím do chấn thương té ngã:
Quả nhàu non 12g, chế biến như ở trên. Hoặc rễ mía dò 10g; củ tầm sét: 10g. Tất cả phơi khô, tán bột thô, hãm hoặc sắc uống 3 lần trong ngày, trước bữa ăn. Có thể uống 5 – 10 thang liền cho hết các triệu chứng.
Hình ảnh Cây Nhàu:
Dưới đây là một số hình ảnh thực tế về cây nhàu, quả nhàu, hoa nhàu để quý vị tiện phân biệt, nhận biết ngoài cuộc sống.





Xem thêm: Lá vông chữa trĩ!