Đậu phộng hay còn gọi là Hột lạc, Đậu phụng tên khoa học là Arachis hypogaea. Đậu phộng chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, thơm ngon, được sử dụng từ ngàn đời nay. Đậu phộng không chỉ dùng trong bữa ăn thường ngày mà còn có thể sử dụng làm thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh rất hiệu quả trong đông y.

Công dụng:

Đậu phộng có công dụng hỗ trợ tuần hoàn máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm lượng cholesterol, giảm căng thẳng đầu óc, mệt mỏi.

Tác dụng:

Đậu phộng có nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, và được sử dụng làm món ăn thường ngày vì giá trị dinh dưỡng cao. Theo đông y đậu phộng có tác dụng tốt cho bệnh tim mạch, béo phì, dạ dày, chống oxy hoá.

Củ lạc
Củ lạc

Dinh dưỡng:

Theo nghiên cứu khoa học, trong đậu phộng có tất cả 13 dưỡng chất khác nhau như; Calo 567, Nước 7 %, Chất đạm 25,8 g, Tinh bột 16,1 g, Đường 4,7 g, Chất xơ 8,5 g, Mập 49,2 g, Bảo hòa 6,28 g, Không bão hòa đơn 24,43 g, Không bão hòa đa 15,56 g, Omega-3 0 g, Omega-6 15,56 g,Chất béo trans ~.

1/ Chất béo:

Đậu phộng được phân loại là hạt chứa nhiều tinh dầu có thể chiết suất thành tinh dầu lạc, được sử dụng rộng dãi ngày nay (dầu arachis).

Hàm lượng chất béo trong khoảng từ 44-56% và chủ yếu là chất béo đơn và không bão hòa, hầu hết trong số đó được tạo thành từ axit oleic (40-60%) và axit linoleic.

2/ Protein:

Đậu phộng chứa rất nhiều protein tốt cho sức khoẻ. Hàm lượng protein dao động từ 22-30% calo, làm cho đậu phộng trở thành nguồn cung cấp protein thực vật phong phú. Các protein chiếm nhiều nhất trong đậu phộng là: arachin và conarachin.

3/ Carbs – Carbohydrates:

Đậu phộng có hàm lượng carb thấp. Trong thực tế, hàm lượng carb chỉ chiếm khoảng 13-16% tổng trọng lượng. Đậu phộng ít carbs và giàu protein, chất béo và chất xơ, đậu phộng có chỉ số glycemic rất thấp. Chính vì vậy mà đậu phộng rất phù hợp dành cho người bị bệnh tiểu đường.

4/ Vitamin và các khoáng chất:

Đậu phộng là chất giàu vitamin và các khoáng chất. Các vitamin và khoáng chất có nhiều trong đậu phộng như:

+ Biotin: Đậu phộng là một trong những thực phẩm giàu biotin nhất, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

+ Đồng: Người phương tây thường sử dụng chế độ ăn uống có hàm lượng đồng thấp, nếu thiếu hụt nhiều có thể ảnh hưởng đến bệnh tim mạch.

+ Niacin: Còn được gọi là vitamin B3, niacin có nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Niacin có khả năng làm giảm các chứng bệnh liên quan đến tim mạch.

+ Folate: Còn được gọi là vitamin B9 hoặc axit folic, folate có nhiều chức năng thiết yếu và đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.

+ Mangan: Một nguyên tố vi lượng có trong nước uống và hầu hết các loại thực phẩm.

+ Vitamin E: Một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, thường được tìm thấy với số lượng cao trong các loại thực phẩm béo.

+ Thiamin: Một trong những vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B1. Nó giúp các tế bào của cơ thể chuyển đổi carb thành năng lượng, và rất cần thiết cho chức năng của tim, cơ và hệ thần kinh.

+ Phốt pho: Đậu phộng là nguồn cung cấp phốt pho tốt, một khoáng chất đóng một vai trò thiết yếu trong sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể.

+ Magiê: Một khoáng chất cần thiết với nhiều chức năng quan trọng khác nhau. Lượng magiê được cho là để bảo vệ chống lại bệnh tim.

Đậu phộng rang muối
Đậu phộng rang muối

5/ Một vài chất khác:

Ngoài những chất trên, người ta còn tìm thấy trong đậu phộng 5 dưỡng chất khác nhau như:

+ p-Coumaric acid: polyphenol là một trong những chất chống oxy hóa chính có trong đậu phộng.

+ Resveratrol: Một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch. Resveratrol còn được tìm thấy nhiều nhất trong rượu vang đỏ.

+ Isoflavone: Polyphenol chất chống oxy hóa, phổ biến nhất trong số đó là genistein. Được phân loại là phytoestrogen, isoflavone có tác động nhiều đến sức khoẻ, cả tích cực và không tích cực.

+ Phytic Acid: Được tìm thấy trong hạt giống cây trồng (bao gồm trong tất cả các loại hạt), axit phytic có thể làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm từ đậu phộng và các loại thực phẩm khác khi kết hợp cùng nhau.

+ Phytosterol: Dầu đậu phộng chứa một lượng đáng kể phytosterol, phổ biến nhất trong số đó là beta-sitosterol. Phytosterol làm giảm sự hấp thụ cholesterol từ đường tiêu hóa.

Tác dụng chữa bệnh của đậu phộng?

1/ Hỗ trợ giảm cân hiệu quả

Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng, hàm lượng chất béo trong lạc được coi là quá cao vì thế những người muốn giảm cân, đặc biệt là béo phì cần loại trừ thực phẩm này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, các sản phẩm từ lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy axit folic trong lạc, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.

2/ Tăng cường trí nhớ

Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.

3/ Ngăn ngừa ung thư

Chất teta-sitoserol ó trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc không những giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol, chúng còn chống lại bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.

4/ Giúp cho trái tim khỏe mạnh

Nhiều nghiên cứu cho biết lạc có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đậu phộng rất giàu chất béo không bão hòa đơn, và chất chống oxy hóa như axít oleic. Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc, bơ lạc và các sản phẩm từ lạc khác giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch.

5/ Thúc đẩy khả năng sinh sản

Lạc có chứa nhiều axít folic mà loại axít này lại rất cần thiết cho khả năng sinh sản của chị em. Các nghiên cứu cho thấy rằng phụ nữ thường ngày cần được cung cấp 400 microgram axít folic trước và trong thời kỳ đầu mang thai sẽ làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của em bé sau khi sinh ra đến 70%.

6/ Lạc giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành.

7/ Ngăn ngừa lão hóa

Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt. Ngoài ra, đậu phộng rất tốt cho da vì nó giàu vitamin E, giúp làm giảm nếp nhăn trên da. Các nghiên cứu cho thấy ăn đậu phộng luộc giúp bảo vệ da khỏi các gốc tự do.

8/ Tăng cường sức khỏe của xương

Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.

9/ Kiểm soát cholesterol

Không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, niacin trong lạc còn giúp hạ thấp và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Mặt khác, nhờ chứa nhiều lượng đồng nên khi ăn lạc sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi và giảm lượng cholesterol có hại.

Đậu phộng rất giàu axít béo không bão hòa đơn, giúp giảm mức độ cholesterol xấu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa nguy cơ tim và bệnh mạch vành. Những hạt đậu phộng tự nhiên thơm ngon nên được đưa vào kế hoạch chế độ ăn uống hàng ngày. Đậu phộng không có muối rất tốt cho động mạch. 1/4 chén đậu phộng chứa lượng chất béo không bão hòa tương đương 1 muỗng dầu ô-liu. Chất béo không bão hòa giúp giảm cholesterol trong máu.

10/ Ngăn ngừa sỏi mật

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, một điều bất ngờ rằng lạc có thể giúp ngăn ngừa sỏi mật. Nhiều nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra rằng ăn 1 ounce (tương đương 28gr) lạc hoặc bơ lạc một tuần có thể làm giảm nguy cơ phát triển sỏi mật 25%.

11/ Đậu Phộng chữa viêm niêm mạc dạ dày

Theo kinh nghiệm dân gian, để chữa niêm mạc dạ dày bằng đậu phộng không hề khó. Cách thực hiện như sau:

Lấy đậu phộng sống tách lấy hạt. Trước bữa ăn bạn hãy ăn khoảng 12 hạt. Mỗi ngày bạn nên ăn 3 lần. Với mỗi đợt điều trị, hãy ăn liên tục từ 1-3 tháng nhé. Sử dụng liên tục 1 tuần người có tình trạng bệnh nhẹ sẽ cảm nhận được kết quả. Với người bị nặng hơn, hãy kiên trì sử dụng khoảng 3 tuần để thấy hiệu quả nhé.

Không sử dụng quá 50 gram đậu phộng mỗi bữa. Ăn quá nhiều đậu phộng có thể khiến bạn có cảm giác đầy hơi, khó tiêu, ì ạch.

Chỉ nên sử dụng đậu phộng còn sống để chữa dạ dày. Nếu đậu phộng đã chín, tác dụng chữa bệnh của nó đã giảm đi đáng kể.

Chữa niêm mạc dạ dày bằng đậu phộng là bài thuốc đơn giản mà bất cứ ai cũng có thể tự làm. Đây là phương pháp trị dạ dày với nguyên liệu dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản.

Hạt đậu phộng và Củ đậu phộng
Hạt đậu phộng và Củ đậu phộng

Những bài thuốc đơn giản từ hạt lạc giữ nguyên vỏ lụa

1/ Bệnh giảm bạch cầu và thiếu máu

Chuẩn bị nguyên liệu gồm hạt lạc giữ nguyên vỏ lụa 500 gram, rang chín thơm và giã nát. Dùng lượng gạo nếp khoảng 500 g rang chín, nghiền thành bột. Thêm một ít đường vừa ăn, trộn lạc và bột nếp đã thành phẩm, ăn hàng ngày theo nhu cầu.

2/ Bệnh thiếu máu do quá trình sản xuất máu gặp trở ngại

Lạc nguyên vỏ lụa 10 gram, luộc chín để ăn, mỗi ngày 3 lần. Hoặc mỗi lần có thể ăn tăng lên thành 6g, ăn mỗi ngày 2 lần.

3/ Bệnh viêm thận mãn tính

Hạt lạc giữ nguyên vỏ lụa, táo tàu khô, mỗi loại 40g, nấu chín cùng với nước để uống thay trà. Uống hết nước ăn luôn cả bã.

4/ Bệnh viêm phế quản mãn tính

Bài thuốc này dùng cho nhóm người bị bệnh phổi hư yếu gây ho lâu ngày, phổi khô gây ho. Lạc 60g, thêm nước nấu trong 10 tiếng, lọc bỏ vỏ và nấu cô đặc cho đến khi còn khoảng 100ml, thêm đường vừa đủ ngọt, mỗi ngày ăn 2 lần.

5/ Bệnh di tinh

Lạc nguyên vỏ lụa 6 gram, ninh nhừ với nước, ăn 2 lần/ngày.

6/ Bệnh lá lách yếu, người gầy, chân tích khi, bắp chân sưng

Hạt lạc giữ nguyên vỏ lụa, táo tàu, đậu đỏ hạt nhỏ, hạt bo bo, mỗi loại 40g, tỏi 20g, nấu với nước, chia thành 2 bữa, ăn ngày 2 lần. Lạc đỏ nấu theo cách này có rất nhiều vitamin B1.

7/ Bệnh nứt nẻ da do lạnh

Rang vàng 150g lạc nguyên vỏ lụa, giã nát, thêm 300ml giấm, trộn thành bột nhão, khi sử dụng trộn thêm 10 g viên long não. Đắp hỗn hợp này nên vùng da bị nứt nẻ, dùng vải sạch bọc kín, mỗi đợt dùng khoảng 2-3 ngày là bệnh tình sẽ đỡ.

8/ Giúp mọc tóc, làm đen tóc

Dùng 15 gam hạt lạc nguyên vỏ lụa, hà thủ ô 20 g, táo tàu 10 quả cho vào nồi. Thêm một lượng nước nhỏ nấu lửa nhỏ khoảng 30 phút, sau đó thêm vào một chút đường nâu là được.

Mỗi ngày uống 3 lần, ăn cả bã táo tàu. Bài thuốc này có thể có tác dụng trong việc bổ máu, thích hợp cho người có cơ thể suy nhược.

Những người không nên ăn lạc (đậu phộng)

1/ Người cắt túi mật:

Đậu phộng chứa nhiều mỡ nên cần lượng lớn dịch mật để tiêu hóa chúng. Người đã bị cắt túi mật sẽ không đủ dịch mật để giúp tiêu hóa khi ăn đậu phộng, gây ra chứng tiêu hóa không tốt.

2/ Người tì yếu, phân nát:

Do đậu phộng nhiều mỡ nên người yếu tì gây viêm ruột, lỵ, tiêu hóa kém ăn đậu phộng sẽ gây lỏng lị, không lợi cho sức khỏe.

3/ Người hay bốc hỏa:

Đậu phộng vị ngọt, tính nóng, người bị viêm khoang miệng, viêm lưỡi, miệng lưỡi lở loét, mũi chảy máu… do chứng nội nhiệt bốc hỏa sau khi ăn đậu phộng sẽ tăng hỏa khí, làm bệnh tăng nặng và khó thở hơn.

Củ lạc để cả vỏ và hạt lạc
Củ lạc để cả vỏ và hạt lạc

4/ Người bị bệnh dạ dày:

Những bệnh nhân này có chứng đau bụng mãn tính, tiêu chảy, khó tiêu và các triệu chứng khác. Ăn đậu phộng và các loại hạt có hàm lượng protein và chất béo quá cao sẽ gây khó tiêu hóa và hấp thụ.

Do đó, các bệnh nhân này không nên ăn đậu phộng.

5/ Người đang giảm cân:

Đậu phộng có lượng calo và hàm lượng chất béo cao, đặc biệt là đậu phộng chiên thì hàm lượng calo tăng gấp đôi. Vì vậy, những người có ý định muốn giảm cân thì nên tránh xa đậu phộng.

6/ Người mỡ máu:

Trong đậu phộng có chứa một lượng lớn chất béo, những người bị cao huyết áp ăn đậu phộng sẽ làm cho lượng mỡ trung bình trong máu tăng lên, lượng mỡ trong máu tăng sẽ kèm với hiện tượng xơ cứng động mạch, cao huyết áp, rất có hại cho cơ thể.

7/ Người bị bệnh gout:

Nguyên nhân gây bệnh gout là do có sự rối loạn chuyển hóa acid uric, làm tăng lượng acid uric trong máu. Chế độ ăn uống nhiều chất béo sẽ làm giảm bài tiết axit uric khiến cho bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.

Đậu phộng là một trong những thực phẩm nhiều chất dầu béo và chất protein… không thích hợp để bệnh nhân gout tiêu thụ nhiều.

8/ Người bị bệnh tiểu đường:

Cần phải kiểm soát lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày. Chẳng hạn như việc sử dụng dầu ăn hàng ngày không được quá 3 muỗng cà phê (30g), trong khi đó 18 hạt đậu phộng tương đương với một thìa dầu (10g) khoảng 90 kilocalories.

Một số món ăn từ đậu phộng?

1/ Đậu phộng rang nước mắm

Cách Làm: Đậu phộng rửa cho bớt bụi. Loại bỏ những hạt không tốt. Ớt bỏ hạt, tỏi bằm nhỏ.

Cho đường vs nước mắm ra chén. Quậy tan. Thích ăn cay thì cho thêm tí ớt bột. Rang nhỏ lửa vs muối đến khi đậu phộng thơm, nứt vỏ thì bỏ ra rổ sàn bớt muối và vỏ bị rớt ra. Làm nóng chảo cho dầu ăn vào. Phi tỏi ớt cho thơm rồi cho đậu phộng vào đảo đều. Tiếp đến cho nước mắm vs đường quậy tan vào đảo đến khi hỗn hợp khô lại là đã hoàn thành.

2/ Lạc rang tỏi (ớt) tép khô

Cách làm: Lạc có thể rang bằng lò vi sóng/lò nướng hay chảo. Trước khi rang hòa muối với chút nước rồi xóc đều với lạc. Rang chín, ủ khăn khô cho lạc giòn.

Tỏi bằm nhỏ. Chiên vàng với dầu ăn. Vớt tỏi để riêng. Xóc đều với bột ớt. Cho đường và một chút nước vào chảo, đun đến khi đường tan kết. Trong lúc chờ nấu đường, xóc mắm với lạc cho đều. Khi đường keo lại, trút lạc mắm, đồng thời trút tỏi ớt, tép sấy vào. Hạ lửa thật nhỏ. Nhanh tay đảo lạc cho bám đều gia vị. Đường kết tinh, khô lại sẽ bám kèm gia vị vào hạt lạc. Chờ lạc nguội hẳn cất vào lọ ăn dần.

3/ Đậu phộng rang mắm tỏi

Cách Làm: Đậu phộng rửa sạch để ráo rồi cho vào chảo có muối rang đều tay đến khi vàng và dậy mùi thơm. Đổ ra rổ thưa để lược bỏ muối.

Tỏi phi vàng. Cho hai muỗng cà phê dầu ăn vô chảo với một muỗng cà phê tỏi xay,ớt xay lên xào đều tay tay rồi tiếp tục cho ớt bột lên. Pha nước mắm với đường khuấy tan rồi đổ lên chảo tỏi ớt, cho đậu phộng lên rang thêm 5-7 nữa rồi đổ đậu phộng ra mâm để nguội rồi bảo quản trong hộp kín.

4/ Canh mướp nấu tép lạc rang

Cách Làm: Mình dùng tóp mỡ để phi thơm hành, chứ k dùng dầu ăn. 1 phần hành vớt ra ngoài để riêng. Thêm 1 nhúm tép vào xào cùng, thêm 1 bát canh nước. Cho bột canh tôm vào nấu. Trước khi tắt bếp 2p thì thêm hành lá và hành phi để riêng ban đầu vào. Thêm lạc rang giã nhỏ nếu thích.

5/ Lạc rang ngũ vị

Cách Làm: Lạc đem rang với ít muối hạt để chín đều.

Trộn bột chiên giòn+bột mì, chia làm đôi. Làm hỗn hợp:trứng gà+1/2 bột+bột ngũ vị+ ít muối.Đánh đều. Đổ hỗn hợp vào đậu đã rang và làm sạch.Trộn thật đều cho bột dính từng hạt đậu. Áo đậu qua lớp bột còn lại. Chiên đậu với ít dầu.