Diệp hạ châu hay còn gọi là chó đẻ răng cưa, cây mọc nhiều ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là Việt Nam. Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus thuộc họ thầu dầu. Sở dĩ có tên gọi diệp hạ châu là do; “Căn cứ vào đặc tính quả treo lủng lẳng dưới lá, nên các y sư ngày trước gọi chó đẻ là diệp hạ châu. Diệp là lá, hạ là dưới và châu = ngọc, có nghĩa hạt dưới mặt lá”

Mô tả:

Diệp hạ châu (chó đẻ răng cưa), thân nhỏ cao chừng 30-60cm, cây mọc thẳng đứng, lá mọc so le, nhỏ, rộng chừng 1-vài mm.

Hoa ở nách lá, hoa cái mọc đơn độc ở ngọn nhánh, cuống dài; lá đài có mép khía răng nhọn, ở hoa đực có 4 cái, ở hoa cái có 6 cái, nhị 2, dính nhau; 4 tuyến mật xen với lá đài. Quả nang tròn, to 3mm, nhẵn bóng.

Diệp hạ châu có màu xanh đặc chưng từ thân đến lá. Cây mọc hoang ở vùng đồi núi, ruộng vường, đường xá vv… có thể tìm thấy mọi nơi ở Việt Nam.

diệp hạ châu
Cận cảnh cây diệp hạ châu có lá xanh, hạt châu bên dưới lá!

Phân loại:

Trên thế giới người ta đã tìm thấy khoảng 150 loại diệp hạ châu khác nhau, nhưng chỉ có loại diệp hạ châu đắng (lá đầu tròn) mới có dược tính cao dùng hỗ trợ điều trị bệnh. Còn các loài khác thường ít sử dụng hoặc có thể làm trà, nấu nước uống, nhưng ít có tác dụng trị bệnh.

Tính vị:

“Diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát. Tác dụng nổi bật nhất của diệp hạ châu là thanh can, giải độc, trọng tâm về gan, nó được dùng để giải độc gan, hỗ trợ chữa viêm gan siêu vi trùng”.

Công dụng:

Diệp hạ châu có công dụng; giải độc gan, hỗ trợ điều trị bệnh về gan, hỗ trợ điều trị viêm gan siêu vi B. Trong y học cổ truyền của Thái Lan, người ta dùng lá khô làm thuốc giảm sốt cho trẻ em, còn dùng lá tươi đắp ngoài trị loét aptơ và apxe.

Ngoài ra, chó đẻ răng cưa – Diệp hạ châu còn có thể hỗ trợ viêm túi mật, sốt rét, thương hàn, thống phong, đau dạ dày, kiết lỵ, nổi mụn nhọt, kích thích ăn ngon, lợi tiểu, tẩy giun sán, điều hoà kinh nguyệt. Ở một số quốc gia châu Á (như Malaysia, Ấn Độ,…), diệp hạ châu đắng còn được sử dụng điều trị lao, hen, kiết lỵ, giang mai, lậu…

Liều dùng:

Theo cố GS-TS Đỗ tất Lợi, nhân dân thường dùng cây chó đẻ răng cưa làm thuốc bằng cách giã nát với muối chữa chứng đinh râu, mụn nhọt. Ngoài ra, còn dùng cây tươi sao khô sắc đặc (ngày uống 20-40g cây tươi) uống chữa bệnh gan, chữa sốt, đau mắt, rắn cắn.

Nghiên cứu khoa học:

Diệp hạ châu đắng đã được sử dụng làm thuốc từ 2000 năm nay. Theo y học phương đông (Trung Quốc) thì cây diệp hạ châu có tác dụng thanh can minh mục (mát gan sáng mắt), lợi thuỷ (trị phù ứ nước), giải độc tiêu tích (ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng).

Theo nghiên cứu của Nhật Bản và Ấn Độ năm 1980 đã xác định cây diệp hạ châu có thể điều trị bệnh gan nhờ dược chất có trong cây diệp hạ châu là Phyllanthin, Hypothyllathin và Triacontanal. Ở Việt Nam Học Viện Quân Y 1990-1996 cũng đã tiến hành nghiên cứu tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh về gan.

Năm 1994-1995 tại Brazil các nhà khoa học đã phát hiện thêm tác dụng của cây diệp hạ châu trong việc giảm đau.

“Năm 1988, Blumberg và Thiogarajan công bố đã điều trị 37 bệnh nhân viêm gan siêu vi trùng B (VGSVB) bằng chó đẻ răng cưa (CĐRC), đạt kết quả âm tính 22/37 (trường hợp) sau 30 ngày. Các tác giả còn chứng minh CĐRC có chứa chất làm ức chế lên men polym érase DNA của virus VGSVB” – trích “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”.

Diệp hạ châu!
Ngọn cây diệp hạ châu!

Tác dụng Diệp hạ châu – Chó đẻ răng cưa?

1. Hỗ trợ điều trị viêm gan:

Năm 1982, Break Stone đã nghiên cứu và gây chú ý với tác dụng chống virus viêm gan B của diệp hạ châu. Thử nghiệm lâm sàng trên người (trẻ em) cho thấy; sau 30 ngày sử dụng chế phẩm Diệp hạ châu với liều lượng (900mg/ngày) đã cho kết quả; 50% yếu tốt lây truyền trong máu của virus viêm gan b đã mất đi. Sử dụng liên tục trong 3 tháng cho kết quả tốt.

2. Tác dụng trên hệ thống miễn dịch:

Năm 1992 các nhà khoa học Nhật Bản một lần nữa nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng ức chế sự phát triển của HIV-1. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myesz Squibb cũng đã nghiên chết xuất ra được một hoạt chất tương tự đặt tên là “Nuruside”.

3. Tác dụng giải độc:

Tác dụng tốt nhất của Diệp hạ châu chính là khả năng giải độc, trị chứng mụn nhọt, lở loét, rắn cắn, tẩy giun, đinh râu. Ở một số nước như Ấn Đọ, Malaysia họ thường dùng Diệp hạ châu chữa bệnh lậu, viêm đường tiết niệu, viêm da, viêm âm đạo vv… Tại Viện Dược liệu – Việt Nam (1987 – 2000) nghiên cứu đã cho thấy khi dùng liều 10 – 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.

4. Hỗ trợ điều trị các bệnh đường tiêu hóa:

Diệp hạ châu có tính mát, nên có khả năng kích thích tiêu hoá, giúp ăn ngon. Ở Ấn Độ người ta dùng Diệp hạ châu để điều trị một số chứng bệnh về tiêu hoá như đau dạ dày, rối loạn tiêu hoá…

5. Tác dụng đối với bệnh đường hô hấp:

Tác dụng với đường hô hấp ít được quan tâm. Ở Ấn Độ người tasử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao ….

6.Tác dụng giảm đau:

Diệp hạ châu có tác dụng giảm đau mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn morphin 3 lần. Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học tại Brazil và Kenneth. Tác dụng giảm đau được chứng minh là do tác dụng của chất acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.

7.Tác dụng lợi tiểu:

Trong y học cổ truyền – Đông y Việt Nam, hàng nghìn năm qua Diệp hạ châu đã được sử dụng để điều trị một số chứng phù thũng, làm lợi tiểu.

8. Hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận:

Tác dụng hỗ trợ điều trị chữa sỏi mật, sỏi thận có được từ một số thổ dân ở Nam Mỹ. Những pháp sư nơi đây đã sử dụng Diệp hạ châu để làm tiêu sỏi, sạn mật. Tài liệu được ghi chép trong cuốn Witch Doctor’s Apprentice, 1 quyển sách được xuất bản từ 1961, viết về những bí thuật chữa bệnh của những vị pháp sư người da đỏ ở vùng rừng già Amazon.

9. Tốt cho bệnh tiểu đường:

Diệp hạ châu có tác dụng làm giảm đường huyết, tác dụng này đã được kết luận từ năm 1995, sau khi cho bệnh nhân tiểu đường sử dụng Diệp hạ châu 10 ngày.

10. Chống co thắt cơ:

Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn.

11. Hỗ trợ điều trị xơ gan cổ trướng:

Ngoài những công dụng đã nêu diệp hạ châu còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan cổ trướng. Nghiên cứu này được tiến hành từ Viện Đông y Hà Nội (1967).

Bài thuốc chữa bệnh từ Diệp hạ châu?

1. Chữa mề đay, chàm (eczema) mãn tính

Hái một ít cây diệp hạ châu tươi đem rửa sạch, nghiền nát rồi đắp trực tiếp lên da. Thực hiện liên tục sẽ khỏi nhanh chóng.

2. Chữa suy gan (do sốt rét, sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc)

Để chữa trị diệp hạ châu sao khô và cam thảo đất sao khô mỗi thứ 20g, sắc uống hồi ngày sẽ thấy tiến triển tốt.

Cây diệp hạ châu
Hình ảnh cây diệp hạ châu mọc hoang trong sân vườn!

3. Trị sỏi mật

Hái cây chó đẻ phơi khô. Mỗi lần lấy 100 gram cây chó đẻ cho vào ấm đất cùng 1 lít nước uống, đun sôi trong vòng 10 – 15 phút, dùng thay nước uống hàng ngày.

4. Trị bệnh gan siêu vi B hiệu quả

Để điều trị bệnh này lấy 30g cây chó đẻ; 8g chi từ; nhân trần, hạ khô tảo, sài hồ mỗi thứ 12g. Tất cả các vị trên đem sao khô, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

5. Chữa sốt rét

Diệp hạ châu 8g; thảo quả, dây gắm thường sơn, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, mỗi vị 10g; ô mai, dây cóc, hạt cau mỗi vị 4g đem sắc với 600ml nước, còn 200ml. Uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu vẫn không thấy đỡ, thêm vào 10g sài hồ và thực hiện như trên.

6. Chữa viêm gan do virus

Diệp hạ châu đắng sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Lấy nước ở 3 lần này trộn chung và thêm 50g đường đun sôi, chia làm 4 lần, uống mỗi ngày. Đợi đến khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

7. Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm

Lấy diệp hạ châu, tâm liên mỗi thứ 1g, 2 g nhọ nồi đem phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột với nước, uống mỗi ngày 3 lần.

Tác dụng phụ của Diệp hạ châu?

1. Gây vô sinh cho đàn ông

Diệp hạ châu có tính hàn, vì vậy giúp thanh nhiệt, giải độc nhưng; nếu người mang nhiều tính hàn, mất cân bằng sẽ sinh nhiều bệnh tật, đặc biệt là gây vô sinh cho đàn ông và giảm thụ thai cho phụ nữ. Diệp hạ châu còn là vị thuốc tối kỵ đối với chị em phụ nữ đang mang thai, vì gây co thắt tử cung, mạch máu, uống vào gây truỵ thai.

2. Nguy hiểm cho người huyết áp thấp

Diệp hạ châu mang tính hàn nên người huyết áp thấp sử dụng sẽ dẫn đến tụt huyết áp, phá huyết, giảm hồng cầy, suy giảm chức năng miễn dịch của cơ thể, uống nhiều gây nguy hại đến tính mạng.

3. Dùng cây chó đẻ không đúng cách gây xơ gan, teo gan

Diệp hạ châu – Chó đẻ răng cưa là vì thuốc nam, vì vậy sử dụng phải tuân thủ theo chỉ dẫn của lương y, thầy thuốc. Nếu sử dụng bừa bãi sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. Thông thường ở những người bị bệnh gan (gan nhiễm độc, quá tải, nóng gan,…), bệnh về mật (tắc mật, viêm mật,…) mới phải dùng thuốc để hỗ trợ điều trị. Nếu không có bệnh mà lại uống hằng ngày là bắt gan và mật không có nhu cầu cũng phải tiết ra khiến các cơ quan này phải làm việc nhiều hơn nên dễ bị tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.