Lá vối là một loại lá thường được sử dụng để làm thức uống giải khát, thanh lọc, làm mát cơ thể. Lá vối được sử dụng rộng dãi trong dân gian và làm thuốc chữa bệnh trong đông y. Lá vối có thể dùng chữa được một số chứng bệnh như gan, mỡ máu, guot, tiểu đương, tiêu hoá vv…

Cây vối là gì?

Cây vối được tìm thấy nhiều ở miền Bắc nước ta. Cây thân gỗ cao từ 6- 100m tuỳ vào thổ nhưỡng. Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Cây ra hoa vào mùa hè, mùi thơm nhẹ. Quả vối tròn nhỏ chừng đầu đũa hoặc ngón tay út. Quả vối chín ăn thanh mát, hơi chát và ngọn hậu. Lá vối cứng, nhẵn.

Hình ảnh Cây Vối!
Hình ảnh Cây Vối!

Bộ phận sử dụng?

Cây vối có thể sử dụng toan bộ từ lá, cành, thân, rễ, quả, nụ, hoa. Tất cả đều được sử dụng làm nước uống thanh nhiệt trong dân gian. Có thể sử dụng tươi hoặc phơi khô sắc nước uống.

Công dụng?

Lá vối, quả vối, thân cây vối có công dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát gan. Trong dân gian thường sử dụng lá vối, quả vối, cây vối phơi khô đun nước uống hàng ngày. Ngoài ra người ta còn tìm thấy công dụng chữa một số bệnh thường gặp như gout, mỡ máu, tiểu đường.

Tác dụng?

Lá và nụ vối từ lâu đã được nhân dân ta nấu nước để uống vừa thơm, vừa tiêu thực, kích thích tiêu hóa, tán thũng, chỉ huyết, sinh cơ. Nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng… vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng. Nước vối có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên báo Gia đình & Xã hội thì nước vối dùng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm.

Hoa Vối!
Hình ảnh Hoa vối đang nở rộ!

Dược tính?

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng; trong lá vối, nụ vối có tanin, vitamin và có khoảng 4% tinh dầu. Một số dược chất có thể tiêu diệt được bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis ..

Tính vị?

Trong y học cổ truyền, vối vị đắng, chát, tính mát. Nó có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, sát trùng, hạ khí, tiêu đờm.

Nghiên cứu khoa học?

Viện Dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã nghiên cứu và kết luận trong; Nụ vối có chứa polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) có khả năng làm chậm lại quá trình oxy hóa nhờ vào sự kết hợp với các enzyme có trong thực vật; ngoài ra còn có hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng, nước vối có khả năng chống oxy hoá mạnh. Khả năng chống oxy hoa có được do trong nụ vối có chứa (antioxydants), dược chất này giúp làm giảm sự hình thành đục thuỷ tinh thể, bảo vệ tổn thương tế bào bê-ta tuyến tuỵ, phục hồi men chống oxy hoá.

Hoa vối và Nụ vối
Hoa vối và Nụ vối

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây vối?

1/ Trị đau bụng đi ngoài:

Lá vối 3 cái, vỏ ổi rộp 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Cùng thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.

2/ Chữa đầy bụng, không tiêu:

Vỏ thân cây vối 6 – 12g, sắc kỹ lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày. Hoặc nụ vối 10 – 15g, sắc lấy nước đặc uống 3 lần trong ngày.

3/ Chữa lở ngứa, chốc đầu:

Lấy lá vối lượng vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

4/ Giúp giảm mỡ máu:

Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hay nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên.

5/ Hỗ trợ trị tiểu đường:

Nụ vối 15 – 20g, sắc lấy nước chia 3 lần uống trong ngày hay hãm uống thay trà.

6/ Chữa bỏng:

Vỏ cây vối cạo bỏ vỏ thô, rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi để nguội, lọc lấy nước, bôi lên khắp chỗ bỏng. Thuốc sẽ làm giảm tiết dịch, hết phồng, dịu đau, hạn chế sự phát triển của vi trùng.

7/ Viêm gan, vàng da:

Dùng rễ 200g mỗi ngày, nấu sắc uống.

8/ Viêm da lở ngứa:

Sắc lá vối lấy nước đặc để bôi.

Quả vối khi còn xanh!
Quả vối khi còn xanh!

9/ Chữa viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ:

Khoảng 200g lá vối tươi, xé nhỏ, chế vào 2 lít nước sôi, ngâm trong 1 giờ để uống thay nước.

10/ Chữa vị hàn, nôn mửa:

Hậu phác, trần bì, bán hạ chế, hoài sơn, hoắc hương mỗi thứ 12gr và sa nhân 8gr, sinh khương 5 lát đem sắc nước uống.

11/ Chữa đại tràng táo kết:

Vối tùy dùng tán bột cho vào dạ dày lợn, ninh nhừ, sấy khô, tán bột, viên bằng hạt ngô, uống 30viên/lần với nước gừng.

12/ Chữa đờm thấp:

Vối 16g, thương truật 16gr, trần bì 16gr và cam thảo 8gr. Tán bột uống 25 – 30 gr/ngày hoặc thêm gừng (3 lát) sắc uống.

Một số tác dụng chữa bệnh nước vối trong dân gian?

1/ Thuốc sát khuẩn cho da

Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Streptococcus, Staphylococcus, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu, Salmonella, Bacillus subtilis, chính vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.

2/ Lá vối chữa bệnh gút

Lá vối được coi là cứu tinh với những người bị bệnh gout – “bệnh của nhà giàu”. Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: Lá và nụ vối có công dụng giúp tiêu hóa thức ăn, nhất là thức ăn có nhiều dầu mỡ, giảm béo, lợi tiểu tiêu độc. Bệnh nhân gout là do ăn uống nhiều chất béo ngọt, ứ đọng nhiều chất uric; mặt khác do hệ thống tiêu hóa và thận bài tiết đào thải không tốt dẫn đến uric ứ đọng ở các khớp gây nên tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau khớp.

Lá vối khô!
Lá vối khô!

3/ Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong lá vối có rất ít tannin, vết ancaloit và 4% tinh dầu mùi thơm dễ chịu. Theo Đông y, lá vối có tính vị qui kinh, nụ và lá vối có tính hàn mát, vị đắng không có độc có tác dụng thanh nhiệt giải biểu (mồ hôi), kiện tỳ, tiêu thực trừ được tích trệ (ăn không tiêu); chữa được ngoại cảm phát sốt, sợ rét đau đầu.

Chất đắng trong lá và nụ vối kích thích nhiều dịch vị tiêu hóa. Mặt khác, chất tannin giúp bảo vệ niêm mạc ruột, chất tinh dầu có tính kháng khuẩn cao nhưng không gây hại cho những vi khuẩn có ích cư trú trong ống tiêu hóa. Vì vậy lá và nụ vối kiện tỳ giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, chữa bệnh đại tràng mãn, chữa viêm gan, vàng da và bỏng.

4/ Giảm mỡ trong máu, cholesterol

Công thức cho mỡ máu: Nụ vối 15 – 20 g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống thường xuyên mới hiệu nghiệm

5/ Giúp lợi sữa:

Sữa mẹ là yếu tố quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ so sinh và trẻ nhỏ. Nếu thời kì mang thai các mẹ có một chế độ sdinh dưỡng hợp lý sẽ góp phần nuôi dưỡng lượng sữa dự trự ch thời kì sinh con. Nước vối tươi được cho là có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và đặc biệt là lợi sữa. Vì vậy, bà bầu nên có thói quen uống nước vối ngay từ những ngày đầu thai kỳ để giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời lợi sữa khi con được sinh ra. Các mẹ có thể nấu búp lá vối cùng với chân heo hay chân bò để ăn vào tháng gần ngày sinh để đảm bảo đủ lượng sữa cho bé sau khi sinh.

6/ Hỗ trợ trị tiểu đường

Một nghiên cứu gây chú ý là tác dụng của nụ vối trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng giữa Viện Dinh dưỡng quốc gia (Việt Nam) và Đại học Phụ nữ Nhật Bản đã chứng minh các hợp chất flavonoid trong chè nụ vối rất hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng và điều trị bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh tiểu đường nếu uống thường xuyên chè nụ vối sẽ giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống ôxy hóa tế bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở người bệnh tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản. Điều đặc biệt là uống nụ vối không có tác dụng phụ đáng kể nên có thể uống thường xuyên.

Quả vối chín mọng!
Quả vối chín mọng!

7/ Chống ô-xy hóa:

Các nghiên cứu mới nhất của trường đại học OhiO đã chứng minh rằng nụ vối có khả năng tiêu diệt các gốc tự do, chống ô-xy hóa, từ đó giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào tuyến tụy, đồng thời phục hồi các men chống ô-xy hóa trong cơ thể. Điều này giúp chống lại sự lão hóa của đồng loạt các bộ phận trên cơ thể mẹ bầu trong giai đoạn mang bầu. Các mẹ cầu có thể hạn chế được hiện tượng hở chân răng, rụng tóc, nhăn da. Tính năng này của vối tươi được đánh giá là tương đương với lá trà xanh.

8/ Nước vối giúp làm đẹp:

Lấy lá vối đun nước hàng ngày để uống thay nước lọc. Mỗi ngày uống đều đặn 1 lít nước vối, sẽ giúp da đẹp mịn màng, hết sạch mụn, nó còn giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc. Nước vối có tác dụng rất tốt cho da mặt nhờn và hỗn hợp hoặc da có nhiều mụn, dễ nổi mụn. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt. Chất đắng, chát trong vối sẽ kích thích tiết nhiều dịch tiêu hóa, chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu vối có tính kháng khuẩn nhưng đặc biệt không hại vi khuẩn có ích trong ruột. Do đó mẹ bầu uống rất tốt không những mẹ còn tốt cho con.

9/ Giúp đào thải chất độc

Mùa hè, sau những giờ lao động mệt mỏi, nếu được ngồi nghỉ uống bát nước vối sẽ thấy hết khát và đỡ mệt hẳn vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết khi uống nước vối. Loại nước này có công hiệu giải nhiệt rất hiệu quả trong những ngày hè nóng nực. Nó có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu.

Cận cảnh quả vối chín
Cận cảnh quả vối chín

Thơ về Cây vối

Mẹ lên thành phố với con
Nhớ hoài cây vối vẫn còn dưới quê
Một năm may có dịp về
Mẹ ngồi bên gốc ủ ê nỗi buồn
Hắt hiu run rẩy cánh chuồn
Mây trời teo tóp mặt khuôn quê nhà
Quán hàng nước đầy Coca
Mẹ tôi ủ lá vối già làm vui
Thương cây gốc đã sần sùi
Ra đi Mẹ cứ ngậm ngùi vấn vương.

…Mẹ ơi!

Quê ta đêm nay có nặng hạt mưa giông
Ấm vối đặc chắc vẫn nồng trong giỏ
Tháng năm rồi vối trong vườn kết nụ
Cô láng giềng còn hái giúp mẹ không?…

(Nước vối quê hương – Nguyễn Trọng Định)