Cây Lô hội là gì?

Cây Lô hội còn được gọi với nhiều tên khác là Chân Lô Hội, Dương Lô Hội, Lô Khoái, Nội Hội, Nột Hôi, Quỷ Đan, Tượng Hội, Tượng Đởm (Bản Thảo Thập Di), Lưỡi Hổ, Hổ Thiệt, Nha Đam (Dược Liệu Việt Nam). Tên khoa học là Aloe vera L var. Chinensis (Haw) Berger, thuộc Họ Hành Tỏi (tên danh pháp khoa học là Liliaceae).

Cấy sống nhiều nắm, thân có thể hóa gỗ, phần trên mang lá tập trung thành hình hoa thị. Lá hình mũi mác dày, mọng nước, có nhiều chất nhầy nên giữ nhiều nước làm cho cây thích ứng được nơi khô hạn. Khi ra hoa thì trục hoa nhô lên ở giữa bó lá, mang chùm hoa màu vàng hoặc đỏ.

Phân bố:

Lô hội là giống cây khá phổ biết và rất dễ trồng bởi vậy bạn có thể bắt gặp ở mọi nơi trên nước ta. Hay bạn có thể bắt gặp Lô hội ở bất kỳ khu chợ nào.

Bộ phận dùng:

Bộ phận dùng của cây Lô hội là phần nhựa cây, cát lấy lá, ép lấy dịch ở trong, đem đi cô khô.

Cây Lô hội, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?
Cây Lô hội, Công dụng, Dược tính, Bài thuốc chữa bệnh?

Thành phần hóa học:

Lô hội có chứa thành phần hóa học chính là Bảbaloin, ngoài ra còn có Aloe emodin, aloin, aloin B,… .

Tác dụng – công dụng chung của cây Lô hội:

Nhựa lô hội có tác dụng nhuận tẩy tùy theo liều;; dùng làm thuốc bổ giúp tiêu hóa, kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thông mật. Rửa vết thương có mủ, một số bên ngoài da. Do tính chất giữ aamr nên được dùng làm kem chống nắng, kem phấn bôi mặt, thuốc mỡ làm lành sẹo.

Theo đông y:

Theo Đông y, lô hội vị đắng, tính hàn đi vào kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có tác dụng thông đại tiện, thanh nhiệt, mát gan, sát trùng, thường dùng làm thuốc xổ trị táo bón, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, bệnh ngoài da, thông kinh nguyệt, sỏi niệu, đái tháo đường… . Chủ trị táo bón, trẻ nhỏ bị cam nhiệt, tích trệ.

Nhựa Lô hội với iều nhỏ: 0,02 – 0,06g là thuốc bỏ giúp tiêu hóa vì kích thích nhẹ niêm mạc ruột, tác dụng thông mật. Liều trung bình: -,1 g có tác dụng nhuận. Liều 0,2 – 0,5 g có tác dụng tẩy xổ.

Một số nghiên cứu khoa học về cây Lô hội:

Tác dụng đối với Vị trường: Trong Lô hội có chứa thành phần hóa học là Aloin – đây là chất tẩy gây xổ mạnh và mạnh hơn so với Đại hoàng. Aloin tác động trên kết trường, thường dùng thụt Đại trường có tác dụng tương tự như uống (Trung Dược Học). Có tác dụng kích thích đại trường gây xổ thường kèm theo các triệu chứng như đau bụng, hố chậu sung huyết. Nghiêm trọng có thể gây viêm Thận. Lô hội dùng thụt Đại trường có tác dụng cũng như uống (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Ngoài ra còn có tác dụng của Anthraquinon gây xổ mạnh.

Sử dụng với liều nhỏ Lô hội có tác dụng kích thích tiêu hóa (Liều thường dùng: 0,5-1g), vì nó gây kích thích nhẹ lên niêm mạc ruột và không cho cặn bã ở lâu trong ruột. Với liều cao gây tẩy mạnh tuy nhiên nó lại tác dụng chậm, gây sự sung huyết ở các cơ quan nội tạng, nhất là ở ruột già. Tùy vào liều dùng mà có thể gây nên các độ tẩy cần thiết. Có tác dụng sau 10-15 giờ, phân mềm nhão, không lỏng. Có khi hơi đau bụng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Lô hội chiết xuất bằng alcohol có tác dụng ức chế sự phát triển của 1 số khối u và xơ gan cổ trướng (Trung Dược Học).

Nước sắc từ cây Lô hội có khả năng gây ức chế tim cô lập của ếch (Trung Dược Học).

Nước sắc từ Lô Hội 10% bôi trên thỏ và chuột thấy rút ngắn được thời gian điều trị các vết thương ngoài da hay các vết bỏng rát, cháy nắng. Trong những năm gần đây, nước sắc Lô hội dùng điều trị phỏng có kết quả tốt, 1 số trường hợp cho thấy Lô hội kháng được với Pseudomonas aeruginosa (Trung Dược Học).

Trong ngành mỹ phần đã sử dụng gel Lô Hội tươi để sát khuẩn, gây tê (làm giảm đau sau khi bôi), tăng vi tuần hoàn vì vậy giúp mau lành vết thương do mụn để lại khi bôi lên. Ngoài ra Aloe vera gel trong Lô hội còn có tác dụng làm săn da, kháng sinh, làm đông kết dịch rỉ giúp mau liền các vết thương nhỏ.

Sử dụng nước ngâm kiệt Lô hội có tác dụng ức chế với mức độ khác nhau đối với nấm gây nên các bệnh bên ngoài da (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). Có tác dụng kháng hoạt tính ung thư (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược).

Một số bài thuốc có cây Lô hội:

Trị Can Đởm thực nhiệt gây ra táo bón, tiểu đỏ, ít, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn thì co giật, phát cuồng, nói nhảm:

Lô hội, Đại hoàng, Thanh đại (thủy phi), mỗi thứ 4g + Đương quy, Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Hoàng bá, Hoàng liên mỗi thứ 6g + Mộc hương 5,5g + Xạ hương 0,3g (để riêng). Đi rửa sạch, phơi khô các dược liệu trên, rồi tán thành bột mịn, thêm vào một lượng mật vừa đủ, làm thành viên hoàn. Mỗi lần uống 6-10g, ngày uống 3 lần (Đương Quy Lô Hội Hoàn – Tiền Ất).

Trị viêm loét dạ dày:

Uống gel tươi của lá Lô hội: cách vài giờ uống 1 muỗng canh gel Lô hội tươi, uống lúc bụng đói. Liều dùng 400ml/ngày.

Trị cam tích, táo bón, giun đũa, suy dinh dưỡng:

Lô hội, Diên hồ sách, Mộc hương, Chích thảo đều 3g + Vô di Thanh bì đều 6g + Đương quy, Phục linh, Trần bì đều 10g. Đem tất cả các vị trên đi tán thành bột mịn, trộn với hồ làm thành viên hoàn. Ngày uống 4 – 6 g (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị trĩ ra máu:

Rửa sạch bôi gel Lô hội lên vùng bị tổn thương, lặp lại 2 giờ một lần.

 Trị táo bón, tiểu bí do nhiệt kết:

Lấy tầm 6g Lô hội đi Nghiền nát. Phân ra cho vào 6 viên nang nhỏ. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-3 viên nang. Nếu không có viên nang, dùng đường trộn với thuốc, ngậm nuốt dần.

Trị phỏng nắng:

Rửa sạch mặt, thoa đều gel Lô hội tươi lên phần da bị phỏng nắng, bôi liên tục đến khi vết thương dịu đi.

Trị màng tiếp hợp viêm cấp:

Lô hội, Xuyên khung, Mộc hương, Hồ hoàngliên 3g + Đương quy, Vô di 10g + Bạch thược 12g + Long đởm thảo 6g. Cho các vị trên đi rửa sạch sắc lấy nước uống.

Trị cam nhiệt, giun đũa:

Lô hội 15g, tán bột mịn. Mỗi ngày uống 6g, uống nhân lúc còn đói, pha với nước ấm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị ghẻ lở, lở loét hậu môn:

Lô hội 30g + Cam thảo 15g. Các vị phơi kho tán bột. Dùng nước đậu hũ rửa qua phần da bị tổn thương rồi đắp thuốc vào (Lô Hội Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Trị táo bón, khó tiêu vì thiếu nướcmật, vàng da, yếu gan yếu ruột:

Bột Lô hội 0,08g + Cao mật bò tinh chế, Phenltalein, bột Cam thảo mỗi thứ 0,05g. Thêm vào tá dược vừa đủ 1 viên. Ngày uống 1 – 2 viên, uống vào bữa cơm chiều.

Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi.

(Trích: Viên Nhuận Trường – Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Trị táo bón (do trường vị thực nhiệt) mạn tính:

Lô hội 20g + Chu sa 15g các vị cùng tán nhỏ, hòa với chút rượu làm thành viên hoàn. Mỗi lần lấy khoảng 4g hòa chung với rượu hoặc với nước cơm, ngày dùng 2 lần(Canh Y Hoàn – Cục Phương).

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai không nên dùng.
  • Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng cây sen.
  • Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không bốc thuốc theo thang hướng dẫn. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ thầy thuốc hoặc bác sĩ để biết thêm thông tin.