Bệnh trúng phong phát ra trước tiên cần phân biệt chứng bế và chứng thoát, là ý nghĩa cần thiết trong việc chữa bệnh, chứng bế thuộc về thực, chứng trạng hiện ra phần nhiều là tay nắm chặt, miệng cắn chặt, thở to mà dài, mạch trầm mà hữu lực, chứng thoát thuộc về hư chứng trạng hiện ra là miệng há tay buông xòe, són đái, tự đổ mồ hôi , ngủ thở tiếng khò khè, mạch tế sác vô lực hoặc hư đại.

Trúng phong là gì?

Trong kinh tố hồi tập có nói “Có người bỗng nhiên ngã ra cứng đờ, hoặc bị liệt nửa người không cử động được, hoặc chân tay không co lại được,mê man không biết gì, hoặc chết, hoặc không chết người ta gọi là trúng phong.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trúng phong

  • Ảnh hưởng của khí hậu: Vì gió độc tà khí bỗng nhiên xâm nhập vào cơ thể.
  • Ẩm thực khởi cư mất bình thường : Uống rượu nhiều, ăn nhiều đồ ngon béo và dâm dục quá độ
  • Tinh thần bị kích thích : Vì thất tình quá độ, mừng quá, giận quá tinh thần bỗng nhiên gặp phải sự kích thích hoặc luôn bị căng thẳng làm cho khí huyết âm, dương trong người bị rối loạn, mất thăng bằng mà gây ra bệnh

Đặc điểm nhận dạng bệnh trúng phong

Ngoài nguyên nhân cảm phải gió độc xâm nhập vào cơ thể mà phát bênh.Thời kỳ người bệnh phát bệnh sẽ co các chứng đầu nặng, chân nhẹ, đầu choáng mắt hoa, tê tay, tê chân, không ngủ được, đau đầu hoặc cử động thì thở gấp, đêm đi tiểu luôn, trong sinh hoạt hằng ngày tiếng nói cứ ngượng nghịu. Những triệu chứng đó là giai đoạn đầu của trúng phong lúc đó tinh thần và tính tình của người bệnh phần nhiều căng thẳng nếu không kịp đề phòng kịp thời và tìm được cách chữa thì người bệnh rơi vào giai đoạn hai rất nhanh, túc là thời kì phát ra bệnh trúng phong.

dac-diem-nguyen-nhan-chung-trang-benh-trung-phong-theo-y-hoc-co-truyen
Đặc điểm, nguyên nhân, chứng trạng bệnh trúng phong theo y học cổ truyền

Thời kỳ bệnh này phát ngoài hiện tượng lúc đầu bỗng nhiên ngã lăn ra, hôn mê bất tỉnh, nặng thì cấm khẩu, tay nắm chặt, són đái, thở khò khè, mắt nhắm miệng há. Trong giai đoạn hôn mê không chết thì sẽ tỉnh dần rồi chuyển vào giai đoạn thứ 3. Còn những chứng trạng miệng méo mắt lệch, một bên người chưa cử động được. Vì những chứng trạng còn lại không giống nhau cho nên lại có những tên gọi khác nhau như ” Thiên khô ” “Phong phỉ” “Phong ý”

Ngoài ra còn 1 số chứng khác: không có chứng hậu phát ra kéo dài như thời kỳ đầu, sau khi mừng quá, vui quá giận quá, hoặc no say quá, bỗng nhiên ngã lăn ra lệch, một bên người không cử động được, do bệnh tà lưu lại, có khi cũng hiện ra trước khi phát bệnh hoặc đã có sẵn những chứng trạng ấy rồi sau đó bệnh mới phát ra.

Từ khi bệnh bắt đầu phát cho đến thời kỳ cuối của bệnh là 1 quá trình chữa rất phúc tạp. Vì vậy việc phòng và chữa ở thời kỳ mới phát của bệnh này rất cần thiết. Lúc ấy nên căn cứ vào tình hình khác nhau mà chữa cho đúng. Nếu biểu hiện ra chứng đau đầu choáng váng không ngủ được, mạch huyền mà hữu lực thì nên bình can giáng nghịch có thể dùng thiên ma câu đằng ẩm. Nếu khí thực đại tiện kết, mạch huyền cứng mà to thì nên bình can tả hỏa, có thể dùng  bài gia giảm tả thanh hoàn, nếu người bệnh đầu đau cử động khó khăn thỉnh thoảng chóng mặt muốn ngã mạch ở bộ thốn thịnh mà bộ xích hư, thì nên tư thận trấn can, có thể dùng bài kiến linh thang.

Phương pháp chữa trị chứng phong

Trong thời kỳ này trừ việc dùng thuốc để chữa ra cách chữa bằng châm cứu cũng đáng được coi trọng, nhưng cần thiết nhất vẫn là cách chữa bằng tinh dầu!

Bệnh trúng phong phát ra trước tiên cần phân biệt chứng bế và chứng thoát, là ý nghĩa cần thiết trong việc chữa bệnh, chứng bế thuộc về thực, chứng trạng hiện ra phần nhiều là tay nắm chặt, miệng cắn chặt, thở to mà dài, mạch trầm mà hữu lực, chứng thoát thuộc về hư chứng trạng hiện ra là miệng há tay buông xòe, són đái, tự đổ mồ hôi , ngủ thở tiếng khò khè, mạch tế sác vô lực hoặc hư đại.

Chứng bế chủ yếu là phải khai bế ngay, trước tiên dùng thông quan tán để cho hắt hơi, dùng khai quan tán để cho há mồm, rồi sau tùy theo chứng trạng hàn hay nhiệt các huyệt thủy câu, nhân trung thập tuyên để sơ thông khí huyết, thì tinh thần tự nhiên tự nhiên thanh sảng. Chứng thoái là phải cố thoát ngay,nếu mạch hư tán thì nên dùng sâm phụ để hồi hương , gia vị tử , long cốt, mẫu lệ để giữ âm, nếu mạch trầm tế thì có thể dùng bài lý trung thang hoặc phụ tử lý trung thang và cứu ở các huyệt khí hải, quan nguyên, để hồi dương cứu thoát để sau khi bệnh thế yên ổn lại thì lại theo chứng mà chữa.

Tóm lại chữa ngoại phong chủ yếu là phát biểu khu phong. Chữa nội phong chủ yếu phải chấn can tức phong mà chứng thuộc về hư, thì có âm hư và dương hư cách chữa có khác nhau về ôn bổ và tư bổ. Đại để sau khi bị trùng phong mà sắc mặt đỏ, mạch huyền, Hữu lực là thuộc về nhiệt , về thực có thể dùng bài địa hoàng ẩm tử. Nhưng có khi chứng hiện ra vừa hàn vừa nhiệt, vừa hư vừa thực thì phải tổng hợp tình hình xem xét

Việc chữa di chứng cũng không ngoài cách là tùy thuộc vào chứng mà chữa, như miệng mắt, méo lệch, lưỡi ngượng không nói được, liệt một bên không cử dộng được mạch huyền trường hữu lực thì có thể dùng gia giảm linh dương gác tán. Nếu trúng phong mà sau để lại chứng 1 bên không cử động được , mạch đi như thường thì có thể dùng những bài gia vị kỳ quế ngũ vị thang.