Máy cứu ngải thời gian qua được đông đảo người dùng tìm kiếm. Hôm nay tinhdaungai.net sẽ hướng dẫn tới quý vị 22 cách sử dụng máy cứu ngải hiệu quả nhất. Bài viết có sử dụng nội dung của website meta để làm tư liệu. Bài viết khá dài, mong quý vị chịu khó đọc và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
Contents
- 1 1/ Chữa bệnh ù tai
- 2 2. chữa đau dây thần kinh liên sườn
- 3 3/ Chữa cảm mạo, phong hàn
- 4 4/ Chữa hen suyễn
- 5 5/ Chữa viêm mũi dị ứng
- 6 6/ Chữa dị ứng – nổi mề đay
- 7 7/ Chữa di tinh, liệt dương
- 8 8/ Chữa đái dầm
- 9 9/ Chữa liệt nửa người do biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não
- 10 10/ Chữa suy nhược cơ thể
- 11 11/ Chữa đau bụng kinh
- 12 12/ Chữa đau bụng đầy hơi do nhiễm lạnh
- 13 13/ Chữa liệt dây thần kinh số 5 (liệt mặt méo mồm)
- 14 14/ Chữa liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt méo miệng)
- 15 15/ Chữa đau thắt lưng do gai đôi, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
- 16 16/ Chữa tê bàn chân và teo chẳng chân
- 17 17/ Chữa đau dây thần kinh tọa do phong – hàn – thấp
- 18 18/ Chữa thấp khớp
- 19 19/ Chữa đau vai gáy
- 20 20/ Chữa tê hai bàn tay và teo cánh tay
- 21 21/ Chữa đau đầu (thiên đầu thống)
- 22 22/ Cứu dự phòng trúng phong
1/ Chữa bệnh ù tai
Triệu chứng: Hai tai bị ù lâu không nghe rõ được, hoặc ù như có ve sầu kêu trong tai.
Phương pháp cứu:
- Sử dụng máy cứu ngải và điếu ngải cứu đối xứng các huyệt theo như hình.
- Mỗi ngày làm từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 phút. Cứu liên tục cho đến khi khỏi, nên kết hợp với tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
2. chữa đau dây thần kinh liên sườn
Triệu chứng: Đau dữ dội vùng mạng sườn và ngực, đau lan từ phía sau lưng vòng về phía trước. Mức độ đau tăng khi thở mạnh, khi ho, hoặc khi trời trở lạnh thời tiết thay đổi.
Phương pháp cứu:
- Cứu – day đối xứng các huyệt như hình vẽ và cứu chính ở các điểm đau. Cứu thêm các điểm giáp cột sống vùng sườn bị đau.
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 5 đến 10 ngày. Sau đó nên duy trì thường xuyên và kết hợp với thể dục dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
3/ Chữa cảm mạo, phong hàn
Triệu chứng: Đau đầu, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau khắp mình mẩy, cổ gáy đau cứng, giọng nói bị khàn khó chịu, toàn thân lạnh, sợ gió,…
Phương pháp cứu:
- Cứu các huyệt đối xứng như hình 1
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 2 đến 5 ngày. Kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
- Trong trường hợp người bệnh kèm theo hiện tượng đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, chân tay lạnh,… thì: Cứu thêm các huyệt: Khí hải – Quan nguyên – Thiên khu – Túc tam lý. Đặc biệt, tập trung vào huyệt Thần khuyết (Rốn). Thao tác như hướng dẫn hình 2: Bỏ đầy muối vào rốn, dan cho bằng mặt da, rồi tia máy cứu ngải Maxonga vào vị trí này cho đến khi nào chân tay ấm lại mới thôi. Phương pháp cứu qua muối vào rốn còn được áp dụng để cấp cứu trường hợp bệnh nhân bị hôn mê.
4/ Chữa hen suyễn
Triệu chứng: Khó thở, cảm giác bị chẹn đầy lồng ngực, nhiều đờm, thở rít, khò khè,… Bệnh tăng khi thời tiết thay đổi, đặc biệt khi gặp lạnh.
Phương pháp cứu:
- Cứu đối xứng 2 bên theo hình vẽ
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 3 lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút. Thực hiện đều đặn, thường xuyên cho đến khi khỏi. Kết hợp với tập thể dục mỗi ngày 1 lần để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
5/ Chữa viêm mũi dị ứng
Triệu chứng: Hắt hơi nhiều và liên tục khi thay đổi thời tiết, chảy mũi trong và loãng. Bệnh tăng nặng khi vào trời lạnh và ẩm.
Phương pháp cứu:
- Cứu các huyệt đối xứng như hình vẽ. Nếu bị thêm đau đầu thì cần cứu thêm các huyệt: Thái dương, đầu duy, toản trúc.
- Mỗi ngày cứu từ 2 – 3 lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 3 đến 5 ngày. Sau đó cần duy trì mỗi ngày 1 lần và kết hợp với tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
6/ Chữa dị ứng – nổi mề đay
Triệu chứng: Từng vùng hoặc khắp cơ thể nổi tịt, mẩn ngứa và càng gãi càng loang rộng.
Phương pháp cứu:
- Cứu sâu ở những huyệt như hình vẽ
- Cứu liên tục nhiều lần trong ngày cho đến khi hết ngứa, kết hợp với tập thể dục để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa tái phát.
7/ Chữa di tinh, liệt dương
Triệu chứng: Bệnh nhân có những biểu hiện rối loạn về chức năng sinh dục nam sau:
- Không có quan hệ tình dục mà tinh tự ra thì gọi là bệnh di tinh.
- Xuất tinh sớm gọi là bệnh tảo tiết tinh.
- Ngủ mơ cũng xuất tinh gọi là mộng tinh.
Phương pháp cứu:
- Cứu và day nhẹ các huyệt đối xứng như hình vẽ.
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút. Cứu hết 1 đợt thì tiếp tục duy trì mỗi ngày 1 lần và nên kết hợp với tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
8/ Chữa đái dầm
Triệu chứng:
- Bệnh nhân bị tiểu một cách vô thức, không kiểm soát được trong lúc ngủ.
- Bị đi tiểu vãi, đi tiểu không cầm được.
- Bàn chân, bàn tay lạnh, đi tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu nhiều và trong.
Phương pháp cứu:
- Cứu đối xứng các huyệt như hình vẽ
- Nếu kèm theo hiện tượng đi tiểu trong lúc ngủ mê thì cứu thêm các huyệt: Thần môn và Bách hội.
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 phút. Mỗi đợt từ 10 đến 15 ngày, nếu bệnh đã bị lâu trở thành mãn tính thì thời gian điều trị cần dài ngày cho đến khi khỏi hẳn. Nên kết hợp với tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
9/ Chữa liệt nửa người do biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não
Biểu hiện:
- Liệt nửa mặt, bị méo miệng, mắt bị kéo xếch, nói ngọng hoặc không nói được.
- Yếu hoặc mất vận động nửa người.
Phương pháp cứu:
- Cứu và day, bấm các huyệt phía bên bị liệt như hình vẽ
- Mỗi ngày cứu 1 đến 3 lần, mỗi lần 60 đến 120 phút, cứu cho đến khi khỏi. Sau đó nên duy trì thường xuyên, kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
10/ Chữa suy nhược cơ thể
Suy nhược cơ thể là hiện tượng thường gặp ở người già, người lao động quá sức, người hay yếu,… và thường có biểu hiện như: thở đoản hơi, mệt mỏi, chóng mặt, ăn ngủ kém,… Được chia theo thành các bệnh:
Dương hư
Triệu chứng: Bàn chân, bàn tay lạnh hoặc lạnh toàn thân, ăn uống chậm tiêu.
Phương pháp cứu:
- Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ.
- Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 10 đến 30 ngày.
Huyết hư
- Triệu chứng: Chóng mặt, da xanh, người mệt mỏi, thở đoản hơi, ở phụ nữ thì ít kinh mà nhạt,…
Khí hư
Triệu chứng: Người mệt mỏi, nói ngắn hơi đứt quãng, thở hổn hển, vận động mệt mỏi, ăn no thì mệt,…
Phương pháp cứu:
- Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 10 đến 30 ngày.
11/ Chữa đau bụng kinh
Triệu chứng: Phụ nữ đến chu kỳ kinh thường có hiện tượng đau bụng, đau tức, bụng chướng, đau lan đến tận phía sau lưng, mỏi mệt, đau đầu, có trường hợp đau đến tận nôn mửa.
Phương pháp cứu:
- Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ.
- Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi khỏi đau.
12/ Chữa đau bụng đầy hơi do nhiễm lạnh
Triệu chứng: Chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, phân sống, nôn mửa, tiêu chảy. Mức độ đau tăng khi ăn đồ lạnh, nếu để lâu ngày sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Phương pháp cứu:
- Cứu đối xứng các huyệt như trong hình vẽ.
- Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi khỏi. Sau đó nên duy trì thường xuyên và kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
13/ Chữa liệt dây thần kinh số 5 (liệt mặt méo mồm)
Triệu chứng: Đau vùng mặt, tập trung nhiều ở quanh khu vực hàm răng và lợi, tai bị ù, tê bì vùng xunh quanh tai, mắt và hàm. Khi cắn hay nhai đều thấy đau dữ dội.
Phương pháp cứu:
- Với những trường hợp bị bệnh này nên đến các phòng khám Đông Y để kết hợp châm cứu sẽ mau lành bệnh hơn. Sau khi châm cứu thì về nhà dùng máy xông cứu ngải Maxonga cứu 1 đến 2 lần/ngày, mỗi lần 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi khỏi bệnh. Sau đó nên duy trì thường xuyên và tập thể dục đều đặn.
14/ Chữa liệt dây thần kinh số 7 (liệt mặt méo miệng)
Triệu chứng: Mắt không nhắm kín, miệng méo lệch về 1 bên, toàn thân lạnh, cảm giác sợ lạnh và sợ gió,…
Phương pháp cứu:
- Cứu kết hợp với day nhẹ các huyệt bên bị bệnh (áp dụng cho bên mặt tê bì không bị méo, vì bên không bị méo mới là bên bị mắc bệnh).
- Chú ý: Riêng huyệt Hợp cốc ở tay, miệng méo về bên nào thì cứu ở bên đó.
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần từ 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi khỏi.
15/ Chữa đau thắt lưng do gai đôi, vôi hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm
Triệu chứng: Người bệnh khi bị mắc các chứng bệnh trên, cộng với nhiễm thêm phải khí trời thất thường như: Phong – Hàn – Thấp… xâm nhập vào kinh lạc, chèn ép làm tắc trở, gây co cứng cân cơ hai bên cột sống và dây thần kinh, khiến người bệnh có hiện tượng: Đau vùng thắt lưng, đau triền miên, đau nhiều hơn mỗi khi đứng lên ngồi xuống, vận động khó khăn, đau tăng khi gặp lạnh, nhất là nửa đêm về sáng.
Phương pháp cứu:
- Mỗi ngày cứu 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt 10 đến 15 ngày. Sau đó duy trì mỗi ngày 1 lần, kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
16/ Chữa tê bàn chân và teo chẳng chân
Triệu chứng: Bệnh đã lâu ngày dẫn đến tê hai bàn chân, nặng thì teo dần toàn bộ cẳng chân.
Phương pháp cứu:
- Nếu tê bàn chân thì cứu huyệt: Bát phong, Giải Khê.
- Nếu đã teo cơ thì cứu thêm huyệt Âm lăng tuyền trước, sau đó cứu huyệt Dương lăng tuyền.
- Bệnh này phải cứu lâu ngày kết hợp với xoa bóp thường xuyên.
17/ Chữa đau dây thần kinh tọa do phong – hàn – thấp
Triệu chứng: Người bệnh bị đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, xuống dọc mặt sau đùi, xuống cẳng chân, đau nhức mỏi nặng nề âm ỉ, đi lại khó khăn. Đau tăng khi gặp thời tiết lạnh hoặc lúc nửa đêm về sáng, đặc biệt đau dữ dội khi bị dính nước mưa.
Phương pháp cứu:
- Sử dụng máy xông cứu ngải, mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày. Sau đó duy trì thường xuyên mỗi ngày 1 lần, kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
18/ Chữa thấp khớp
Triệu chứng: Đau sưng các khớp, đặc biệt là vùng khớp gối, sợ gió, sợ lạnh, chân tay lạnh; cơ thể mệt mỏi, cảm thấy trì trệ, mọi chuyển động như đứng lên ngồi xuống, đi lại đều khó khăn. Gặp khi thời tiết lạnh và ẩm càng đau và đau tăng về đêm.
Phương pháp cứu:
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, thực hiện đều đặn cho đến khi khỏi. Kết hợp cứu và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tái phát.
19/ Chữa đau vai gáy
Triệu chứng: Đau cứng vùng cổ và gáy, rất khó quay hoặc không quay đầu được, ấn vào vùng vai gáy thấy đau, đau lan xuống bả vai và cánh tay, mức độ đau tăng khi trời lạnh, ẩm thấp và gặp mưa.
Phương pháp cứu:
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, mỗi đợt từ 7 đến 15 ngày. Sau đó duy trì thực hiện mỗi ngày cứu 1 lần, kết hợp tập thể dục để nâng cao sức khỏe.
20/ Chữa tê hai bàn tay và teo cánh tay
Triệu chứng: Hai tay bị tê bì, nhức, cảm thấy bị tê dại, cầm nắm khó khăn, để lâu dần không chữa sẽ dẫn đến bệnh teo cơ cánh tay.
Phương pháp cứu:
- Nếu bị teo cơ cánh tay thì cứu đối xứng thêm 2 bên các huyệt: Bát tà, Dương trì, Đại lãng, Ngung tiền.
21/ Chữa đau đầu (thiên đầu thống)
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu. Ở đây giới thiệu tình trạng đau đầu do người bệnh nhiễm phải ngoại cảm Phong, Hàn, Thấp… gây nên.
Triệu chứng: Đau các vùng trên đầu, đau nhíu cả lông mày, đau như bó đầu lại, như có người ấn đầu xuống, hoặc nặng hơn là vuốt tay lên tóc cũng thấy đau giật lên…
Phương pháp cứu:
- Mỗi ngày cứu từ 1 đến 2 lần, mỗi lần 30 đến 60 phút, cứu cho đến khi nào khỏi đau. Khi hết cơn đau, vẫn nên duy trì thường xuyên việc cứu và tập dưỡng sinh để nâng cao sức khỏe.
- Lưu ý: Phác đồ này là cứu chung cho bệnh đau đầu, nếu như bệnh nhân thấy đau nặng ở vùng nào trên đầu thì phải cứu thêm các huyệt ở phần bệnh đau đầu riêng.
22/ Cứu dự phòng trúng phong
Những người bẩm sinh cơ thể yếu đuối hoặc làm việc nhiều khiến cơ thể suy nhược, phong tà thừa cơ xâm nhập nên dễ bị mắc phải trúng phong (Cảm mạo) thì thường xuyên cứu ở các huyệt như trong hình vẽ.
Phương pháp cứu:
Mỗi ngày cứu 1 lần, mỗi lần cứu từ 30 đến 60 phút.
Ở phụ nữ nếu chân tay lạnh thì cứu thêm huyệt: Tam âm giao, Dũng tuyền.
Nếu quý vị thấy giá sản phẩm máy cứu ngải quá cao thì có thể sử dụng Tinh Dầu Ngải Cứu xoa bóp hàng ngày. Sản phẩm được nghiên cứu bài bản, có tác dụng tốt với người bị đau lưng, đau dây thần kinh, đau nhức xương khớp, thoái hoá, viêm đa khớp tê bì tay chân, xưng phù nề do chấn thương vv…