Cả hai phương pháp khoa học và cổ điển đều có ưu điểm là chính xác nhưng khuyết điểm là tốn kém tiền bạc thời giờ và mất nhiều máu để thử nghiệm theo tây y, hoặc khuyết điểm của đông y là không có nhiều thầy thuốc kinh nghiệm bắt mạch giỏi phân biệt được rõ ràng những biến đổi âm dương mất quân bình trong cơ thể qua sự chẩn đoán bằng mạch. Do đó đông y cổ đại đã bổ sung phương pháp chẩn đoán bệnh bằng huyệt, mỗi tên huyệt cũng đã nói lên được chức năng chuyển hóa âm dương, khi bấm vào huyệt cảm thấy đau nhiều là bệnh thực, không đau là bệnh hư.

A. Những bệnh không được uống nhiều nước

1-Tăng ngấm nước trong tế bào.

2-Giảm áp lực thẩm thấu trong huyết tương, có dấu hiệu lâm sàng như : chán ăn uống, buồn nôn, ói mửa, nhức đầu, suy nhược, rối loạn tâm thần, xét nghiệm thấy giảm natri-huyết.

3-Máu loãng protid-huyết giảm

4-Thiếu Natri do ăn nhạt, kiêng khem, uống nhiều nước làm giảm natri huyết và làm loãng máu sinh chán ăn, kiệt sức, phù não do rối loạn mất cân bằng điện giải, rối loạn thần kinh gây co giật.

5-Bệnh thận thoát mất Natri do điều trị sai lầm trong các bệnh viêm thận, bể thận mạn, thận đa u nang.

6-Bệnh ứ nước do cung cấp thừa nước hoặc thừa dung dịch Glucoza, cho uống nước trong khi có bệnh suy thận giảm niệu.

7-Thận suy, mất muối do lạm dụng thuốc lợi tiểu

8-Thận ứ nước.

9-Dư thừa hormon kháng lợi tiểu, hội chứng cận ung thư do tăng tiết hormon kháng lợi tiểu, áp suất thẩm thấu cao, bài niệu natri qúa mức.

10-Suy thượng thận Natri giảm, Kali tăng

11-Bệnh đi tiểu đêm nhiều lần

12-Bệnh tuyến tiền liệt

13-Bệnh thận kẽ tổn thương đường niệu

14-Tràn dịch màng phổi

15-Bệnh suyễn, khó thở, nhiều đàm

16-Ung thư phế quản với tế bào nhỏ tiết một chất kháng lợi tiểu giống như pitressin

17-Qúa tải nước làm rối loạn chất điện giải.

Tuyệt đối không được UỐNG NƯỚC nhiều nếu bị bệnh sau!
Tuyệt đối không được UỐNG NƯỚC nhiều nếu bị bệnh sau!

18-Bệnh tắc ruột

19-Bệnh tiêu chảy do dư nước

20-Liệt ruột, phình ruột, sưng háng, đã có một bệnh nhân phải cắt bỏ 40cm ruột già, nhưng không được cho biết nguyên nhân do mỗi lần uống nước với số lượng nhiều vượt qúa sức chứa của trực trường, tiếp tục uống nhiều nước làm xệ ruột , bụng dưới to chèn ép đông mạch háng , khiến chân trái phù đầu gối có nước phải mổ đầu gối, một năm sau cắt thêm một đoạn ruột bị trương phình chỗ nối, lại vẫn tiếp tục uống nhiều nước, sau có người giới thiệu đến tôi chữa chân gối đau đi không được . Tôi mới cho biết nguyên nhân bệnh là do uống nhiều nước, bà ta nói sắp đi mổ làn thứ ba, nhưng bác sĩ cho biết đoạn ruột sát hậu môn qúa không thể nối được sẽ cho đeo túi bên hông . Tôi chỉ cho bà đứng Ngũ hành tấn, và uống nước trà có chất chát cho săn ruột, mỗi lần 1 chung nhỏ thay vì uống 250cc một lần . Cách đây hơn 10 năm bà đã khỏi, tiêu hóa tốt, bụng săn lại, nhu động ruột đàn hồi tốt, không phải bị mổ lại lần thứ ba nữa.

Hiện nay ở phòng mạch của tôi đa số bệnh nhân người ngoại quốc có những bệnh này do uống nhiều nước đều phải tập khí công và bớt uống nước để khỏi phải mổ ruột oan uổng.

21-Suy tuyến giáp

22-Chấn thương sọ não có bọc máu dưới màng cứng, khốu u não, viêm não, tăng áp lực sọ não

23-Rối loạn chuyển hóa

24-Ung thư tuyến tụy, tuyến ức, sacrome-lưới.

25-Bệnh suy tim, tim thòng

26-Bệnh thiếu hồng cầu.

27-Bệnh áp huyết thấp

28-Giảm trương lực cơ, chán ăn, buồn nôn, đau thượng vị

29-Tim đập nhanh ngoại tâm thu, điện tâm đồ T dẹp, ST ngắn

30-Viêm động mạch vành

31-Tăng năng tuyến cận giáp nguyên phát

32-Ứ nước do Xơ gan cổ trướng

33-Hội chứng thiếu dinh dưỡng sau khi cắt bao tử có tình trạng phù, giảm protid-huyết, tiêu chảy đi phân mỡ, thiếu máu

34-Chán ăn do rối loạn thể dịch làm tăng ure-huyết, giảm natri-huyết, tăng calci-huyết

35-Viêm tụy mạn, ung thư tụy có dấu hiệu đau thượng vị, nặng bụng, đau thắt ngang lan tỏa ra sau lưng.

36-Bệnh tim phổi mạn tăng áp lực động mạch phổi.

37-Đau hạ sườn trái do viêm tụy cấp hay do cơn đau căng phình kết tràng sau bữa ăn hay do viêm thận ứ nước

38-Viêm tai, có nước trong tai

39-Rối loạn nhịp tim do dư nước, do van tim, ở người mập nước

40-Natri-niệu thấp dưới 20mEq/24 tiếng do chế độ ăn nhạt, ói mửa tiêu chảy vã mồ hôi , xơ gan, giảm niệu kèm với dấu hiệu qúa tải nước

41-Phù hai chi dưới do phù tim bởi gan to, phổi ứ đông nước, phù thận kèm với albumin-niệu, xơ gan cổ trướng.

42-Phù phổi do qúa tải nước, thừa nước và muối do truyền dư thừa sérium nhất là ở người bệnh thận hay ở người cao áp huyết.khiến tim đập nhanh qúa mức.

43-Phù toàn thân do phù tim, suy tim toàn bộ hay suy tim phải, viêm màng ngoài tim co khít, phù thận chiếm ưu thế ở mặt, viêm thận tiểu cầu cấp, hội chứng hư thận, suy thận mãn do dư nước,suy dinh dưỡng kèm với nhịp tim đập chậm, thân nhiệt giảm kém hấp thụ, dư nước làm chán ăn.

B-Những bệnh không được uống nhiều nước theo mạch chẩn của đông y

1-Mạch Trì : mạch đi chậm, 1 hơi thở mạch đi chập 1-3 lần, thuộc bệnh dương hư, lý hàn trong và ngoài cơ thể lạnh

2-Mạch Vi : Mạch đi nhỏ li ti không rõ chỉ như sợi tơ nhện nghe như khi có khi không, thuộc bệnh khí huyết đều hư, bệnh đang phát, hàn khí kết đọng dưới rốn nổi cộm đau.

3-Mạch Hoạt : Mạch chạy trơn tru như kéo 1 chuỗi hạt chạy qua tay, thuộc bệnh huyết và dịch chất nhiều nhưng khí trê làm ứ đọng sinh đàm, ho hắng, ăn vào thấy đầy

4-Mạch Phục : Mạch đi ẩn nấp, ấn sát tay đến tận xương mới nghe thấy, thuộc bệnh âm dương bất giao thường làm đau bụng, lúc ói mửa lúc đi tiêu chảy

5-Mạch Kết : Mạch đang đi bị nghẽn đi chậm lại khó khăn, thỉnh thoảng phải ngừng lại một cái , thuộc bệnh âm tà thịnh hơn dương tà, nội tà đọng lại thành tích kết.

6-Mạch Tán : Mạch thốn ở Nhân nghinh vừa phù, đại, đời, nhu . Ở khí khẩu vừa phù, sắc, đời, đại , thuộc bệnh tà khí thịnh làm thoát khí huyết .Mạch tán ở Nhân nghinh là tà khí thoát ra, ở khí khẩu là khí của tạng phủ mất, đaị tiểu tiện không cầm, chân tay gía lạnh, người xám lợt có thể chết.

7-Mạch Trầm vô lực :Bệnh khí uất không thông làm thủy thủng, phù nước đọng không tiêu, ngực đây nghẹn, bụng có hòn cục để lâu không chữa thành bệnh trưng hà (ung thư).

8-Mạch Trầm Trì : Ở khí khẩu là lý hàn, huyết lạnh trong tạng phủ đọng lại do khí trệ không đẩy huyết lưu thông được

9-Mạch Trầm Huyền : Trong bụng lạnh đau từ hoành cách mô xuống bụng do hàn khí.

10-Mạch Trầm Cách : Do chứng ứ huyết và dịch chất trong người

11-Mạch Trì Sác : Do khí thấp và nhiệt đình trệ trong người làm ra bệnh ợ chua, nổi hòn cục trong bụng, ấn thấy đau, để lâu thành ung thư

12-Mạch Trì Kết : Dưỡng trấp không hóa huyết mà biến thành đàm.

13-Mạch Sác,Tế vô lực : Bệnh âm suy bại, nếu ở Nhân nghinh là Tim, gan,thận suy

14-Mạch Huyền Khẩn : Do khí lạnh đọng ở kinh lạc làm thành bệnh tích tụ ung bướu trong người.

15-Mạch Huyền Trường : Bệnh tích tụ trong tạng phủ ngày nay gọi là ung thư

16-Mạch Khẩn Trầm : Đau bụng do hàn khí kết đọng ở trường vị

17-Mạch Khẩn Phù : Trong phổi có nhiều hơi nước.

18-Mạch Hoạt ở Khí khẩu : Do uống nước nhiều không tiêu đọng lại thành đàm dãi.

19-Mạch Hoạt Phù : Bụng trên bụng dưới đau dữ dội

20- Mạch Hoạt Tán : Đàm nhiều do ứ nước, ít huyết, sẽ bị bán thân bất toại vì đàm theo huyết làm tắc tuần hoàn, trước khi bị bán thân bất toại, nửa bên người da thịt ấm, nửa bên da thịt lạnh không cảm giác

21-Mạch Phục ở Xích bộ: Báo cho biết có hàn khí tích tụ sẽ làm ra dạng bệnh ung thư hàn

22-Mạch Tế :Hàn khí và thấp khí đọng ở phủ tạng và huyết mạch sinh đầy trướng

23-Mạch Tế Khẩn : Khí huyết hàn thấp trong người tích tụ gây ung thư, trước khi bị ung thư có triệu chứng thần kinh co rút làm đau lưng mình mẩy, nếu thấy mạch này ở khí khẩu là do khí huyết đều hư biến thành đàm dãi đóng ở ngũ tạng.

24-Mạch Kết Phù : là Hàn tà đọng ở kinh lạc

25-Mạch Kết Trầm : Đàm ẩm hoặc huyết ứ đọng lại làm kinh mạch không thông.

26-Mạch Kết Hoãn : Trong người kết đọng hàn khí nhiều đàm tích tụ trong tạng phủ làm thành bệnh ung thư

27-Mạch Trì, Hoãn, Sắc : Bao tử kết hàn thành cục.

28- Tâm bộ có Mạch Phù Trì : Hàn tà làm đau bụng dưới.

29-Tâm bộ có Mạch Phù Tuyệt :Bụng dưới rốn đau do tỳ hàn thành bệnh ung thư

30-Tâm bộ có Mạch Trầm,Tế, Hoạt : là thủy khắc tâm hỏa , bệnh nặng khó chữa.

31-Tâm bộ có Mạch Trầm Khẩn :Thận thủy có tà khí tràn lên khắc tâm hỏa làm đáy tim nở lớn, gây đau tim

32-Tâm bộ có Mạch Trầm Phục : Khí tích tụ ở 2 kinh Tâm Phế làm tắc nghẽn tim ngực do nhiều đàm chặn dưới tim vì dưỡng trấp không lên tâm phế hóa huyết mà bị đình trệ biến thành đàm

33-Can bộ có Mạch Trầm Phục : Khí lạnh nhập huyết làm tuần hoàn huyết chậm lờ đờ không ra đến đầu chi nên ngón chân tay khó co duỗi.

34-Thận bộ có Mạch Phù Sắc : Thận hư do khí lạnh vào thận khiến thận nở to, làm sưng dái

35-Thận bộ có Mạch Phù Đại : Hàn tà thấm vào Tiểu trường làm ra chứng sa đì, xệ âm nang, đi tiểu ra có mùi khắm.

36-Thận bộ có Mạch Trầm Trì :Thận lạnh đi tiểu luôn làm tinh khí bạc nhược, đàn bà bị huyết kết ứ ở tử cung làm ung thư tử cung.

37-Thận bộ có Mạch Trầm Huyền : Bao tử lạnh không khắc chế được thận thủy nên tà thủy đọng lại ở hạ tiêu làm đau bụng dưới, sưng tuyến tiền liệt, phù thủng chân.

38-Thận bộ có Mạch Trầm Thực : Âm khí tụ ở hạ tiêu sinh trùng hay đóng cục cứng ở bụng dưới làm thành ung thư.

39-Thận bộ có Mạch Trầm Sác : Thận hư không đem khí vào Tam tiêu dẫn vào trường vị để làm ấm trường vị giúp tiêu hóa tốt cho nên bụng lạnh khiến bụng sôi kêu như sấm.

40-Phế bộ có Mạch Phù Trì : Phổi bị lạnh, đàm kết ở ngực, ăn uống khó tiêu, đi tiêu chảy.

41-Phế bộ có Mạch Phù : khí phế kém nên dưới tim có nước và có nước trong màng phổi.

42-Phế bộ có Mạch Trầm Trì : Ăn uống khó tiêu sinh đàm nhiều. Phế hàn, kỵ thức ăn có chất béo, cam, chuối, bơ, sữa, dừa, và uống nhiều nước sẽ tạo thành đàm hay khạc đàm lâu dần làm phế khí suy giảm.

43-Phế bộ có Mạch Trầm, Khẩn, Hoạt : Phế bị phong hàn tà hoặc do thức ăn biến thành đàm, ho đàm khò khè

44-Tỳ bộ có Mạch Phù Trì : Tỳ vị hư hàn đầy trướng, vỗ bụng kêu bồm bộp.

45-Tỳ bộ có Mạch Phù Sắc : Tỳ vị hư hàn ăn uống không tiêu đọng lại trong bao tử

46-Tỳ bộ có Mạch Phù Khẩn :Bụng đầy lạnh, đau sôi bụng luôn.

47-Tỳ bộ có Mạch Phù Hư : Bao tử có hàn khí không đủ nhiệt độ chuyển thức ăn hóa khí nuôi phế, nên làm cho phổi yếu, ngắn hơi, khó thở.

48-Tỳ bộ có Mạch Trầm Sác : Trầm thuộc hàn, Sác thuộc nhiệt, hàn nhiệt xung khắc trong tỳ vị làm mất chính khí nuôi tạng phủ sinh mệt mỏi ưa nằm, ăn rồi lại ói ra, miệng hôi, chân răng chảy máu, sờ bụng có chỗ đau

49-Tỳ bộ có Mạch Trầm Trì : Do ăn nhiều rau quả sống sít lạnh làm khó tiêu đọng lại thành tích tụ đau bụng sinh đàm khiến bụng trương phình, khó thở, ngắn hơi, biếng ăn.

50-Tỳ bộ có Mạch Trầm Phục : Âm khí uất kết thành khối u trong bụng làm thành ung thư bao tử, lá mía

51-Tỳ bộ có Mạch Trầm Sắc : Tâm hỏa suy kém không nuôi tỳ thổ để khí hóa thức ăn khiến bụng đầy biếng ăn hay nôn oẹ

52-Tỳ bộ có Mạch Trầm Nhu :Tỳ vị lạnh sinh kém hơi làm suy phế khí thành suyễn.

53-Tỳ bộ có Mạch Trầm, Nhược, Hoạt :Hạ tiêu lạnh làm chân lạnh chuột rút.

54-Mệnh môn bộ có Mạch Phù Huyền : Nước uống vào bị đọng lại trong bụng dưới làm quặn đau

55-Mệnh môn bộ có Mạch Phù Hoạt : Đàm hỏa nhiều làm hại kinh Tam tiêu làm ra chứng đi cầu khát nước nhưng càng uống nước nhiều càng sôi bụng.

56-Mệnh môn bộ có Mạch Trầm Trì : Mệnh môn hỏa suy làm đại tiện lỏng nát, tiểu ra nước trong mà đi tiểu hoài rút nước của cơ thể sinh hao mòn vì thận không lọc và điều hòa nước

57-Những người có bệnh thủy thủng, người xanh nhợt hay trắng bệch, không khát, đi cầu luôn, nước tiểu trong khó đi, thuộc âm chứng, có mạch Trầm,Trì,Sắc

58-Bệnh đau nhức ống chân không phải do thấp, do nhiệt mà do hàn tà có Mạch Trì.

59-Do uống nước nhiều qúa cho nên đàm ngấm vào cơ thể gây bế tắc khí huyết, sờ tay nơi bụng nổi cục cứng rắn chắc, có Mạch Sắc, Tán

60-Nước tiểu trong do thận hàn không khí hóa để hoàn thành chức năng lọc có Mạch Hư, Đại.

61-Bướu trong ngực có Mạch Thốn Trầm, Phục, Tế

62-Bướu ở cổ, Thốn bộ có Mạch Vi.

63-Bướu ở cuống bao tử dưới rốn ở Quan bộ có Mạch Vi.

64-Đáy tim lớn có Mạch Vi ở giữa Quan Thốn bộ.

65-Bướu ở Tiểu trường , Quan bộ có Mạch Vi

66-Bướu ở trên háng thuộc bộ sinh dục nam nữ, ở Xích bộ có Mạch Vi. Xích bộ 1 bên có bướu 1 bên như buồng trứng, cả hai xích bộ có Mạch Vi có bướu ở giữa như cổ tử cung, tử cung.

67-Ung bướu gan, ở Quan bộ có Mạch Huyền Tế.

68-Ung thư hay bướu phổi, phế bộ có Mạch Phù Tế.

69-Bướu thận có Mạch Trầm Hoạt.

70-Sưng Tâm bào, nghẹt động mạch vành ở Tâm bộ có mạch Trầm, Khâu.

71-Ung thư lá mía hễ ăn vào là mửa ra ngay, Tỳ bộ có Mạch Thực Trường. Mạch Kết Vi thì kết tích nhỏ, Mạch Kết Phù Đại thì bướu lớn

72-Bệnh suyễn cấp do ứ nước trong phổi có Mạch Trầm Phục Thực Hoạt. Nếu chân tay ấm Mạch Hoạt còn chữa được, chân tay lạnh mạch Phù Sác, ra mồ hôi như dầu, dù có rút nước phổi ra cũng khó sống.

73-Bệnh Phong Thủy sợ gió sợ nước làm xương khớp đau nhức, phong tổn thương da lông, thấp thủy chảy vào các khớp làm sưng đau, có Mạch Phù.

74-Bệnh Bì Thủy do nước chảy trong da hợp với phế khí làm bụng to như cái trống mà không cứng chắc vì bệnh chỉ ở ngoài da không phạm nội tạng nên không bị suyễn có Mạch Phù

75-Bệnh Chích Thủy là nước của thận nhiều gây ra suyễn, có Mạch Trầm, Trì do dương hư thận thủy xâm nhập thượng tiêu.

76-Bệnh Thạch Thủy do âm thịnh thủy chỉ kết tụ ở bụng dưới không vận hành nên không xâm nhập thượng tiêu làm thành suyễn, có Mạch Trầm

77-Bệnh Hoàng Hãn mồ hôi vàng thấm ướt áo, người sốt, ngực đầy, tay chân mặt sưng do thấp nhiệt, có Mạch Trầm Trì, bệnh để lâu không chữa sẽ làm ung mủ.

78-Bệnh Lý Thủy, toàn thân sưng vàng, tiểu không thông có Mạch Trầm, tùy theo thủy tích ở tạng nào như: Tâm bị thủy, mình nặng, khó thở, không nằm được, người phiền, khô khát, sưng bộ sinh dục.

Can bị thủy,hông và bụng to không xoay trở được, tiểu tiện lúc được lúc không.

Phế bị thủy, mình sưng, tiểu khó, iả cứt vịt.

Tỳ bị thủy, bụng to, tứ chi nặng nề, khó thở, tiểu khó.

Thận bị thủy, bụng to, rốn sưng, đau eo lưng, bộ sinh dục ẩm ướt có mồ hôi, thủy là âm, thận là âm, hai khí âm hợp nhau làm dương khí không vận hành khiến chân lạnh, thượng tiêu thiếu dương khí nên gầy ốm.

79-Tâm trúng hàn làm trong người khó chịu, nặng thì như có trùng bò qua bò lại từ tim tới lưng đau thấu từ bên này sang bên kia, có Mạch Phù

80-Tỳ trúng hàn, người không vui, hay thở dài, người lạnh, sợ lạnh, bụng đau ăn vào ói ra, đuối sức dần, có Mạch Phù, nếu mạch Phù Đại là vị khí tuyệt tạng tỳ chết.

81-Thận trúng hàn thân thể nặng nề, eo lưng lạnh như ngồi trong nước, có Mạch Phù

C-Những bệnh không được uống nhiều nước được kiểm chứng bằng huyệt

Theo xét nghiệm của tây y cũng dựa trên âm dương thủy hỏa, hư thực, hàn nhiệt giống đông y nhưng dưới tên gọi khác là sự thẩm thấu dư hay thiếu của Natri, Kali theo tiêu chuẩn có trong huyết và trong nước tiểu, cùng chất điện giải là tên gọi khác của một loại phản ứng chuyển hóa của âm dương thủy hỏa trong đông y

Cả hai phương pháp khoa học và cổ điển đều có ưu điểm là chính xác nhưng khuyết điểm là tốn kém tiền bạc thời giờ và mất nhiều máu để thử nghiệm theo tây y, hoặc khuyết điểm của đông y là không có nhiều Thầy thuốc kinh nghiệm bắt mạch giỏi phân biệt được rõ ràng những biến đổi âm dương mất quân bình trong cơ thể qua sự chẩn đoán bằng mạch . Do đó đông y cổ đại đã bổ sung phương pháp chẩn đoán bệnh bằng huyệt, mỗi tên huyệt cũng đã nói lên được chức năng chuyển hóa âm dương, khi bấm vào huyệt cảm thấy đau nhiều là bệnh thực, không đau là bệnh hư

Riêng những huyệt khám để tìm xem cơ thể mình có dư thừa nước ở tạng phủ nào hay không đều dựa thiêu sự chuyển hoá của Tam tiêu phần thượng tiêu thuộc ngực và bụng trên khám tim phổi, phần trung tiêu thuộc bụng giữa khám tiêu hóa, hấp thụ của bao tử, lá mía, gan, mật, ruột non, phần hạ tiêu thuộc ruột gìa, thận, bang quang, sinh dục . Những huyệt này, chúng ta ai cũng có thể tự khám cho mình được dễ dàng.

1-Huyệt Chiên Trung (huyệt thứ 17 cũa Mạch Nhâm, viết tắt MN.17)

Huyệt nằm giữa ngực giao điểm của đường nối 2 núm vú, là huyệt bảo vệ tim, phổi nơi vinh vệ khí đi qua.Vừa là huyệt khám vừa là huyệt chữa những bệnh hư thực làm ra bệnh viêm màng ngực, suyễn khó thở, đau ngực, khí uất, tắc đàm…

Nếu phổi hoặc màng phổi có nước, đặt tay vào huyệt nghe được hơi thở khò khè có bọt nước chuyển động theo hơi thở.

2-Huyệt Cự khuyết (MN.14)

Cự là to lớn, Khuyết là cổng vào, cửa vào to lớn, Tâm khí chảy vào tim qua huyệt này, vị trí ¼ tính từ mỏm xương giao điểm 2 bờ sườn xuống rốn.

Huyệt để khám và chữa, bấm vào bị đau là có bệnh ợ chua đau bụng, nôn mửa, viêm màng ngực, màng ngoài tim, co thắt bao tử.

3-Thượng quản (MN.13)

Huyệt để khám thượng vị, bao tử phía trên, vị trí 5/8 trên đường từ rốn lên giao điểm 2 bờ xương sườn.

Huyệt để khám và chữa, bấm vào đau dưới huyệt có một khối cứng khi đè chạy qua chạy lại, đông y gọi là bôn đồn (heo con chạy do thủy khí từ thận xông lên) tích ở vị, hay phục lương (hòn khối khí hay nước) tích ở tim là có bệnh no hơi, viêm bao tử, đau tim, lá mía, nôn mửa.

4-Huyệt Trung quản (MN.12)

Huyệt khám và chữa bao tử, vị trí trung điểm từ giao điểm 2 bờ sườn đến rốn. Đè vào đau do ăn no, do đầy hơi, không tiêu, nôn mửa, sình bụng, tắc ruộ, huyết áp cao do tiêu hóa kém, đau tim mình lạnh do dư nước không chuyển hóa, dật ẩm (do uống nước bị ứ đọng thành những bọc nước trong bụng trên) khó cúi ngửa.

5-Huyệt Hạ quản (MN.10)

Vị trí ¼ trên đường từ rốn lên giao điểm 2 bờ sườn . Huyệt khám và chữa tích trệ trướng hơi trướng nước, sa xệ trường vị, bụng có chứa nước không chuyển hóa nên không không vào, người gầy ốm

6-Huyệt Thủy phân (MN.9)

Vị trí 1/8 từ rốn lê giao điểm 2 bờ sườn. Huyệt phân lọc nước đua xuống bàng quang. Bấm vào đau là do nước tích tụ không chuyển hóa làm nôn mửa, cổ trướng, ỉa chảy, viêm thận, phù thủy thủng…

7-Huyệt Âm giao (MN.7)

Vị trí 1/5 từ rốn xuống đỉnh xương mu, nơi các âm kinh giao hội. Bấm vào huyệt đau là nước không chuyển hoá thoát ra ngoài cơ thể làm đau tức bụng dưới, co thắt rút lưng gối, đau lạnh quanh rốn, đau do thoát vị…

8-Huyệt Khí hải (MN.6)

Vị trí 1,5/5 (một đoạn rưỡi trên 5 ) tính từ rốn xuống đỉnh xương mu, còn gọi là Đan điền khí hải ( biển khí).

Bấm vào đau là có bệnh thiếu tắc khí do thoát vị, các loại bệnh âm chứng phong hàn thử thấp, phù thủng, tim ngực phình căng, các lại bướu trong bụng

Còn rất nhiều huyệt để khám tìm và xác định bệnh nước không chuyển hoá dù uống nhiều hay ít, thuộc bệnh lý đối với cơ thể mỗi người khác nhau . Chúng ta nhận thấy bấm các huyệt trên đều thấy có những túi nước nhỏ tích chứa trong bụng thuộc thượng tiêu, trung tiêu, hạ tiêu .Do đó chúng ta không cần biết chính xác vị trí huyệt để chữa, vì chữa ngay trên huyệt đó là chữa ngọn, còn phải phối hợp huyệt để chữa gốc nguyên nhân gây ra bệnh , và chữa ngừa biến chứng. Chúng ta chỉ cần vuốt bụng đè ấn xuống sâu 1cm vuốt từ mỏm xương ức xuống Khí hải bụng dưới, cảm thấy đau, nghe tiếng nước chảy từ gan, dưới tim, màng ngực, bên cạnh sườn bao tử, lá mía, ruột và có những khối u nhỏ di chuyển không tan , chứng tỏ cơ thể chúng ta bị tích trệ không chuyển hóa nước, nếu không biết cứ tiếp tục uống nước theo thói quen của khoa học chúng ta sẽ bị bệnh năng hơn như trường hợp dưới đây mà tôi đã chứng kiến không chữa được đi đến tử vong , bài trước kia đã được đăng lên diễn đàn với tựa đề : Những tai hại của bệnh uống nhiều nước. Những điều mình biết qua kinh nghiệm mà không nói ra cho mọi người biết để phòng ngừa khiến cho lương tâm thầy thuốc áy náy vô cùng. Đã có một vị thiền sư nói : Chúng sinh không muốn hết bệnh , ngài nói là do thiếu sáng suốt, tâm không cởi mở, cố chấp ở sở tri kiến, si mê, vọng cầu ở những phương pháp cầu kỳ mà không tin vào những gì đơn giản. Do đó tôi xin mạn phép diễn đàn đăng lại bài Những tai hại của bệnh uống nhiều nước mà trước kia mọi người cho rằng bài viết này không có cơ sở của đông tây y.

Những tai hại của bệnh uống nhiều nước

Tất cả các bệnh đều do sự tuần hoàn khí huyết không bình thường như

a- Khí huyết dư thừa làm ra các bệnh thực chứng đau tại một nơi nào đó

b- Khí huyết thiếu không đủ tuần hoàn đi khắp cơ thể tại một nơi nào đó làm ra bệnh hư chứng.

c- Khí huyết bị tắc kẹt không thông làm tụ lại một chỗ làm sưng đau hay bướu…

Tuyệt đối không được UỐNG NƯỚC nhiều nếu bị bệnh sau!
Tuyệt đối không được UỐNG NƯỚC nhiều nếu bị bệnh sau!

Thí dụ khi chúng ta bị đau hông bên phải mà đi khám tây y không tìm ra được bệnh gì, kết quả thử nghiệm cái gì cũng tốt, kết luận là khoẻ mạnh không bệnh tật, nhưng thỉnh thoảng đau, chúng ta phải nghĩ ngay đến gan có bướu nước do tích chứa nước bên trong thỉnh thoảng bị nghẹt không lưu thông, nguyên nhân do uống nhiều nước dư thừa không chuyển hóa, tây y gọi là ngộ độc nước, có nghĩa là uống nhiều nước theo tây y để lọc máu, giải độc, thay vì uống 2 lít nước sạch để giải độc máu thì đi tiểu ra cũng phải 2 lít nước bẩn, và trọng lượng cơ thể không tăng mới đúng. Nhưng nhiều người không để ý uống nước vào 2 lít, đi tiểu ra 1,8 lít, còn giữ lại trong người 0,2 lít nước bẩn mỗi ngày, bị hệ thống miễn nhiễm trong cơ thể cô lập bằng một lớp mỡ tam tiêu bao bọc bên ngoài để không cho bướu nước độc thấm vào máu mới hình thành bướu lành. Khi những người uống nhiều nước mà thấy lên cân không phải do ăn nhiều là đã uống dư thừa nước làm thành bệnh, nhất là mấý phụ nữ tây phương, họ thường hỏi tôi là : sao tôi ăn rất ít (diet) mà cứ mập ra nhưng bệnh chứ không khỏe, áp huyết cao, mệt tim, khó thở… Đó là hậu qủa của uống nhiều nước bị ngộ độc nước tạo ra nhiều khối u bướu lành trong cơ thể. Khi những bướu này nhiều liên kết tập hợp lại với nhau phát triển to ra có thể đè vào các cơ quan tạng phủ như gan, mật, lá lách, thận, bọng đái, ruột…làm bí tiểu, bí ỉa, gan lách sưng. Tây y sẽ chữa loại bệnh này như một loại cancer phải trị liệu bằng chemotherapy

Có một trường hợp một bệnh nhân có các khối nước bẩn này kết khối trưóc bụng trên sờ tay vào như một con rùa nằm trong bụng đè vào gan, lách, thận, thấy khó thở, nhưng vẫn khỏe mạnh, tự đi vào nhà thương khám, bác sĩ cho nhập viện, bác sĩ ban đầu cho thuốc tấn công vào cancer gan nhưng khi chụp hình khối u vẫn phát triển, lại nghi là cancer tuyến thượng thận cho thuốc tấn công vào tuyến thượng thận nhưng cũng không phải, và khối u cứ lớn ra do độc tố bị giữ lại trong khối nước độc, qúa to đè vào bàng quang chặn lỗ tiểu, bị bí tiểu , dùng lasix mỗi ngày mà nước tiểu cũng không ra, trong khi đang truyền sérium và thức ăn bằng đường bụng nên bụng càng trương cứng . Bác sĩ dự trù tấn công cancer 24 lần chemotherapy, lần thứ 12 bệnh nhân hôn mê, toàn thân mặt, bụng, chân tay sưng to phù nước, các bác sĩ điều trị giải thích cho người nhà là đã dùng những trụ sinh mạnh để tấn công cancer nhưng không thể nào thuốc vào được khối u vì không có đường máu nào dẫn thuốc đến được, chung quanh là mỡ bao khối u không dính vào cơ quan tạng phủ nào, nếu có cách nào làm cho khối u nhỏ lại là thành công, người nhà đề nghị mổ lấy khối u ra .Các bác sĩ hội chẩn và cho biết khối u qúa lớn không mổ, dù có mổ cũng không sống được vì tế bào gan thận đã bị chemotherapy làm hư hoại hoàn toàn.

Có thể bệnh nhân này trước sau gì cũng chết nên đã trở thành bệnh nhân để thí nghiệm nên vẫn tiếp tục điều trị chemotherapy xem liều tối đa mà bệnh nhân có thể chịu đựng được là bao nhiêu lần, khi đến liều thứ 18 áp huyết bệnh nhân tụt thấp dần xuống còn 70/45mmHg, người thoi thóp, chân tay lạnh, mặt tím dần, cuối cùng đành phải rút ống thở vĩnh biệt thế gian trong độ tuổi xuân mà trước đó 3 tháng vẫn khỏe mạnh đi làm đi chơi rất bình thường không bệnh tật. Môt cái chết oan uổng vì tây y chưa rõ bướu này thuộc loại cancer nào trong nội tạng, nhưng tấn công bướu thì cứ tấn công chỉ biết rằng khó chữa vì không có đường dẫn thuốc đến bưóu và loại cancer này chưa có sách vở tài liệu nào nói đến

Ở đây tôi muốn nói đến hậu qủa của thói quen uống nhiều nước mà không biết cơ thể có hấp thụ và chuyển hóa được hay không. Qúy vị nên tự kiểm soát, nằm ngửa, dùng ngón tay vuốt đè từ mỏm xương ức xuống đến rốn, khi vuốt đè thì thở ra cho bụng mền lại, mới đầu vuốt thì không nghe có cảm giác gì nhưng vuốt đến hàng trăm lần sẽ nghe được tiếng nước chảy từ hông sườn trái ở lá mía, ở bao tử, và hông sườn phải ở lá gan và ở dưới đáy tim và ờ màng phổi dưới tim nước chảy xuống bụng dưới theo đường vuốt, và có những người vuốt cảm thấy đau khi ngón tay đi qua những khối u nhỏ là những túi nước bị màng mỡ tam tiêu ở bụng bao lại, có người có 1-2 cục, có người có mười mấy cục to cứng rải rác tử bụng trên xuống đến hai bên rốn nằm ngoài ruột, tây y đã cho là cancer, và những bệnh nhân này từ chối không điều trị chemotherapy mà đi tập khí công, và họ vuốt như vậy mỗi ngày bướu nước được dồn xuống thấm vào bàng quang để chuyển hóa theo nước từ ruột già thấm vào bàng quang trôi theo đường tiểu . Những bướu nước lớn làm ảnh hưởng áp huyết cao và nhịp tim đập nhanh, sau khi vuốt áp huyết ổn định, tim đập chậm lại bình thường, ăn uống được chuyển hóa tốt và đã khỏi bệnh, một loại bệnh không tên do hậu quả của thói quen uống nhiều nước không chuyển hoá.

Qúy vị nên thường xuyên tập bài Nạp khí trung tiêu sẽ làm tiêu những bướu nước tích tụ trong nội tạng và các bướu nước trong ổ bụng do màng mỡ tam tiêu bao lại, sau đó tập Tĩnh công thiền để tăng cường hệ miễn nhiễm phòng chống bệnh tật.