Chè vằng hay còn gọi với những tên khác như; Râm trắng, Lài ba gân, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài – Oleaceae. Cây nhỏ có nhánh nhẵn, kéo dài. Lá bầu dục – ngọn giáo, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, các lá phía trên thu nhỏ hơn; cuống nhẵn, có khớp phía dưới đoạn giữa, dài 3-12mm. Hoa thường ra vào tháng 3-4, quả tháng 5-6.
Contents
Địa lý:
Chè vằng sử dụng chủ yếu là Lá, cành, giống như cây chè bình thường. Cây vằng thường mọc hoang ở rừng núi và vùng đồi trung du. Cây chè vằng phân bổ nhiều nhất ở các vùng như; Lào Cai, Hòa Bình, Vĩnh Phú, Quảng Ninh, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, qua Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam – Ðà Nẵng tới Khánh Hòa.
Dược tính:
Lá vằng có chứa alcaloid, nhựa, flavonoid. Có vị đắng, tính mát, có tác dụng kháng sinh, chống viêm, bổ đắng. Lá chè vằng dùng rất tốt cho phụ nữ sau sinh; nhất là sau khi sinh bị nhiễm trùng, sốt cao, viêm hạch bạch huyết, viêm tử cung và viêm tuyến sữa. Ngoài ra cũng dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều, bế kinh hoặc thấy kinh đau bụng; chữa phong thấp, đau nhức các đầu chi và khớp xương, chữa ghẻ lở, chốc đầu, các bệnh ngoài da.
Sử dụng:
Để đảm bảo thì quý vị nên sử dụng đúng liều lượng,chánh gây những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Liều dùng 20-30g cành lá sắc uống. Lá tươi nấu nước dùng tắm, rửa hoặc giã đắp. Dân gian còn dùng làm mịn tóc, chữa được nấm tóc, chữa viêm rò xương (trong uống, ngoài rửa).
Chè phơi khô: Mỗi lần nấu lấy khoảng 2 nắm chè rửa sạch + 2 lít nước, đun sôi khoảng 5 phút cho chè tiết hết chất trong cành lá ra. Riêng đối với Phụ nữ sau khi sinh tốt nhất nên uống khi nước còn ấm, do vậy cho nước vào phích uống dần trong ngày thay nước lọc.
Nghiên cứu khoa học:
Theo nghiên cứu khoa học, trong cây chè vằng có chứa terpenoit, glycosit đắng, flavonoit, nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xương, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da.
Theo một nghiên cứu của bệnh viện Thái Bình, cây Chè Vằng với một liều lượng nhất định có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn một số kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn. Đặc biệt, Trường Đại học Dược Hà Nội cũng có đề tài nghiên cứu về tác dụng chống nhiễm khuẩn của cây Chè Vằng. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ và cho nhiều kết quả đáng chú ý.
Ví dụ như không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng trong trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó. Người ta cũng hy vọng rằng cây Chè Vằng sẽ được ứng dụng rộng rãi trong sản khoa để giúp chống nhiễm khuẩn và giúp sản phụ sớm hồi phục sức khỏe, giúp kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng.
Sử dụng trong dân gian:
Trong dân gian đã sử dụng chè vằng từ nhiều đời nay. Một số vùng sử dụng vằng làm nước uống hàng ngày giúp kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, ngủ ngon. Với vị đắng ngọt hậu đặc trưng chè vằng đã phù hợp với sở thích đại đa số người dân nông thôn.
Một số loại chè vằng hiện nay:
1/ Chè vằng lá nhỏ (Vằng sẻ): Tốt nhất. Chè vằng sẻ được dùng nhiều để làm thuốc vì hàm lượng chất tốt có nhiều. Chè vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng, phơi khô vẫn có màu xanh nhạt, thơm khi đun làm nước uống, nước có màu xanh nhạt
2/ Chè vằng lá to (Vằng trâu): Dùng được. Hàm lương chất thấp, thường không được ưu tiên sử dụng trong chữa trị bệnh. Chè vằng trâu có lá, thân to hơn, lá phơi khô có màu nâu, nước đun lên có màu nâu xẫm, không có mùi.
3/ Chè vằng núi: Không có tác dụng làm thuốc
Công dụng của Vằng trong đông y hiện nay?
1/ Tốt cho phụ nữ sau sinh:
Nếu bạn là phụ nữ ắt hẳn đã biết đến tác dụng thần kỳ của cây chè vằng trong việc hỗ trợ phụ nữ sau sinh. Theo kiểm nghiệm của Bệnh viện Thái Bình và Đại Học Y Hà Nội thì chè vằng có thể chống viêm nhiễm, phục hồi sức khoẻ, tái tạo mô, lợi sữa, mau lành vết thương nhanh hơn nhiều lần so với bệnh nhân không sử dụng. Điều này có được do trong cây chè vằng có chưa alcaloid, nhựa flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm vv.
2/ Ăn ngon, ngủ tốt:
Chè vằng không chỉ có tính kháng khuẩn, chống viêm mà còn giúp ăn ngon, ngủ tốt nhờ khả năng kích thích đường tiêu hoá. Người bị đầy bụng, ăn không tiêu sử dụng chè vàng trong 1 tuần có thể nhận biết rõ những chuyển biến trên cơ thể. Với người bị mất ngủ thường xuyên phải sử dụng thường xuyên từ trên 2 ngày mới có thể nhận thấy.
3/ Trị cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ:
Từ kiểm chứng trong dân gian đã cho thấy, ngoài những công dụng trên chè vàng còn có tác dụng hỗ trợ điều trị, làm giảm các triệu chứng của bệnh; Cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, bệnh nhân tiểu đường. Vì vậy sử dụng chè vàng cho nhóm bệnh nhân này cũng rất tốt.
4/ Chữa rắn cắn, mụn nhọt:
Trong dân gian người ta thường dùng rễ cây chè vằng để chữa rắn cắn, mụn nhọt bằng cách; mài rễ cây chè vằng với dấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ.
5/ Giảm cân:
Chè vằng sử dụng thường xuyên còn có tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Lường lượng sử dụng với người giảm cần là; hàng ngày uống khoảng 20-30g lá khô sắc nước, hoặc sử dụng liều lượng mạnh hơn để tăng công dụng.
6/ Chữa bệnh răng miệng:
Nhờ khả năng kháng viêm rất tốt từ chè vàng mà việc sử dụng nước chè vằng chữa bệnh răng miệng cũng được nhiều người áp dụng. Cách dùng chữa răng miệng là cho bệnh nhân ngậm, nhai lá chè vằng hoặc dùng nước đun sôi để nguội ngậm, uống, rửa viết thương.
7/ Chữa kinh nguyệt không đều:
Đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều sử dụng chè vằng hàng ngày với liều lượng; Chè vằng 20g, ích mẫu 16g, hy thiêm 16g, ngải cứu 8g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày sẽ cho công hiệu nhanh chóng.
8/ Chữa áp xe vú:
Để sử dụng trong trường hợp này quý vị nên tham khảo ý kiến chuyên gia. Cách sử dụng thông thường trong dân gian là; dùng nước lá chè vằng làm sạch vết thương, giúp vết áp xe mau khô, mau liền miệng.
9/ Trị viêm hạch bạch huyết:
Phụ nữ sau sinh thường phát sinh rất nhiều bệnh khác nhau, bệnh viêm hạch bạch huyết cũng vậy. Để phòng ngữa cũng như chữa trị viêm hạch bạch huyết quý vị sử dụng lá chè vàng sắc nước uống hàng ngày là khỏi.
10/ Tốt cho người cao tuổi:
Trong dân gian đã minh chứng, người cao tuổi sử dụng nước chè vằng cho giấc ngủ êm hơn, tốt hơn, ăn ngon hơn, mạch máu, huyết áp ổn định hơng. Chính vì vậy chè vàng cũng là nước uống ưa thích của các lão niên tại vùng quê miền núi.
11/ Giảm sử dụng kháng sinh:
Theo nghiên cứu trên 254 sản phụ bệnh viên Đại Học Y Hà Nội thì; sử dụng chè vàng giúp giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó.
12/ Chống ung thư:
Chất Flavonoid hỗ trợ đào thải độc tố ra bên ngoài, chống oxy hóa, bảo vệ gan. Liều dùng; mỗi ngày dùng 10g cao chè vằng hòa với 2 lít nước 70 – 80 độ, uống ngay khi còn nóng ấm. Hoặc mỗi ngày dùng 20 – 30g chè vằng khô đun với 2 lít nước sôi trong 15 phút, uống khi còn nóng ấm.
Kết luận:
Trên đây là 11 công dụng của chè vằng trong nghiên cứu cũng như trong dân gian. Quý vị có thể tham khảo sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất. Lưu ý: Chỉ sử dụng trong trường hợp đã hỏi ý kiên chuyên gia, thầy thuốc đông y. Không được tự tiện sử dụng bừa bãi, chánh gây tác dụng ngoài ý muốn.