Thổ phục linh là một loại cây dây leo, thân mền, có tên khoa học là Smilax glabra. Quả có đường kính từ 8 – 10mm. Hoa màu hồng, quả khi chín thường có màu đen. Thổ phục linh được dùng chữa bệnh trong đông y từ rất lâu. Đặc biệt là các chứng bệnh ngoài da. Hôm nay namduocgiatruyen.com sẽ cùng quý vị tìm hiểu về 27 tác dụng thần kỳ của cây Thổ Phục Linh theo dân gian.

Thổ phục linh là gì?

Thổ phục linh là một vị thuốc trong đông y. Thổ phục linh còn có tên gọi khác là dây chắt, khau đâu, dây khum, mọt hoi dòi, khúc khắc, hay cẩu ngổ lực. Tên gọi có khác nhau tuỳ theo từng vùng miền.

Nhận biết?

Thổ phục linh là dạng dây leo. Thân dài chừng 5-10m tuỳ thổ nhưỡng. Lá mọc so le, hình trái xoan thuôn, dài từ 5-13cm, rộng 3-7cm. Quả mọng, hình cầu, chín màu đen, to chừng 6-7mm có 3 hạt hình 3 cạnh. Xem hình để biết thêm về thổ phục linh.

Thổ phục linh
Cận cảnh dây Thổ phục linh, hoa quả, lá!

Phân bố và thu hái?

Thổ phục linh được trồng nhiều ở Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Đài Loan, Lào, Campuchia, Thái Lan,… Ở Việt nam, thổ phục linh được tìm thấy chủ yếu ở vùng đồi núi như Phú Thọ, Hoà Bình, Thanh Hoá, Ninh Bình, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Thây Nguyên, Khánh Hoà, Nghệ An, Bình Thuận.

Thổ phục linh có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa hè. Rễ thổ phục linh phơi khô, sấy khô hoặc ủ mềm rồi thái mỏng dùng làm thuốc.

Dược tính?

Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trong Thổ phục linh có chứa 83,3% nước, glucid 8,9%, protein 2,4%, caroten 1,6mg%, chất xơ 2,2%, vitamin C 18mg%, tro 1,2%. Ngoài ra còn có một số chất chính như saponin, tamin, chất nhựa và 1 ít tinh dầu.

Tính vị?

Theo Đỗ Tất Lợi – Đông y, thổ phục linh là thảo dược có vị ngọt, nhạt, tính bình, tác dụng vào 2 kinh can và vị.

Tác dụng Thổ phục linh?

Thổ phục linh có tác dụng đào thải các chất cặn bã và giải độc. Thổ phục linh có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, chữa đau khớp xương, trừ sưng thủng, lở ngứa ngoài da, ung thũng (ung nhọt sưng đau), giải độc do thủy ngân. (Tây y dùng với tên Salsepareille làm thuốc tẩy độc, làm ra mồ hôi, chữa giang mai…)

Bài thuốc từ Thổ Phục Linh?

1. Chữa bệnh vẩy nến:

Thổ phục linh 40-80g, hạ khô thảo nam (cây cải trời) 80-120g. Cả hai vị sắc kĩ với nước, chia 3 hoặc 4 lần uống trong ngày.

Thời gian điều trị trung bình là 79 ngày – ngắn nhất 23 ngày, dài nhất 118 ngày (Theo Những cây thuốc và vị thuốc VN).

Quả Thổ Phục Linh
Quả Thổ Phục Linh

2. Chữa ung nhọt, hạch độc lở loét do vi trùng giang mai (mai độc):

Thổ phục linh 60g, kim ngân hoa 15g, bồ công anh 15g, rau sam (mã xỉ hiện) 20g, cam thảo 5g; sắc nước uống mỗi ngày một thang; liên tục trong nhiều ngày. Bài thuốc này còn có tác dụng tốt đối với trẻ nhỏ miệng lở loét do giang mai di truyền (Thảo mộc liệu pháp).

3. Chữa viêm khớp dạng thấp:

Lấy 20g thổ phục linh, 12g ý dĩ, 20g thạch cao, 8g xương truật, 12g tri mẫu, 12g liên kiều, 12g hoàng bá, 16g kê huyết đẳng, 6g cam thảo, 12g đan sâm, 20g ké đầu ngựa, 8g quế chi, 12g tang chi, 20g hi thiêm, 12g phòng phong, 16g tỳ giải, 16g ngân hoa, 12g bạch thược và 20g ngạch mễ. Đem tất cả sắc lấy nước uống trong ngày.

4. Chống viêm và chữa dị ứng:

Dùng thổ phục linh tươi hoặc khô ngâm rượu hoặc 15-30g thổ phục linh sắc nước uống trong ngày.

5. Lợi tiểu:

Lấy 1 lượng vừa đủ thổ phục linh sắc lấy nước uống hàng ngày.

6. Chữa ghẻ lở:

Lấy 2kg thổ phục linh, 600g rễ tranh và 200g sinh địa hoàng, tất cả thái lát hoặc giã nát, cho nấu cùng thật nhiều nước trong 8-9 giờ, sau đó lọc lấy nước bỏ bã, tiếp tục cô đặc lại thành cao. Mỗi ngày dùng 6-8 thìa pha với nước sôi, uống ngày 2 lân, trước khi ăn 1-2 giờ.

7. Chữa trị chứng nổi hạch hai bên âm hộ, đau nhức, lúc nóng lúc rét:

Thổ phục linh, rễ quít rừng, rễ cây bươm bướm – mỗi thứ 20g, cùng sắc uống (Lãn Ông – Bách gia trân tàng).

8. Viêm da:

Thổ phục linh 30g, dây kim ngân (nhẫn đông đằng) 20g, ké đầu ngựa 15g; sắc nước uống hàng ngày (Thảo mộc liệu pháp).

9. Chữa đau bụng kinh:

Lấy 30g thổ phục linh,15g thương truật, 10g đương quy, 10g tiểu hồi hương, 10g xuyên khung, 10g một dược, 10g ngũ linh chi, 15g ích mẫu thảo, đem tất cả sắc lấy nước uống trước ngày kinh 3 ngày. Uống liên tục 7 thang, thường sau 4 kì kinh thì khỏi.

10. Chữa bệnh viêm da cơ địa và mẩn ngứa, mề đay:

Lấy 30g củ thổ phục linh, 20g dây kim ngân, 15 ké đầu ngựa, đem sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Liệu trình 3-5 ngày.

11. Chữa mụn nhọt:

Lấy 30g củ thổ phục linh, 20g kim ngân hoa, 20g bồ công anh, 15g vỏ núc nác, 10g cam thảo nam. Tất cả đem sắc lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Liệu trình 5 ngày.

Lá Thổ phục Linh
Lá Thổ phục Linh

12. Chữa nước ăn chân:

Lấy 20g củ thổ phục linh, 20g lá lốt, 16g rễ cỏ xước, đem đun lấy nước, dùng để ngâm rửa chân trong 20 phút, rồi lau khô, làm đều đặn mỗi ngày cho đến khi vết thương khô lại và hết ngứa.

13. Hỗ trợ người bị suy tim, ngủ không sâu và hay hồi hộp:

Lấy 50g hạt sen khô ngâm nước 30 phút cho mềm, đem luộc sơ qua rồi để ráo.Thổ phục linh đem xếp vào nồi hấp cách thủy khoảng 2h, sau đó cho hạt sen vào hấp thêm 10 phút là có thể ăn được.

14. Trị loa lịch:

Thổ phục linh tán thành bột mịn 20g, gạo tẻ 50g, nấu cháo ăn hàng ngày. Cũng có thể dùng 30g thổ phục linh sắc nước uống hàng ngày (Tích đức đường kinh nghiệm phương).

”Loa lịch” còn gọi là ”lịch tử cảnh”, ”cảnh bệnh”, ”thử sương” là chứng kết hạch ở cổ – loại nhỏ gọi là ”loa”, to gọi là ”lịch”. Thường phát ra ở cổ, trước hoặc sau tai; có khi lan tới dưới hàm hoặc dưới nách, hình dạng lổn nhổn như hạt châu. Thoạt tiên chỉ có vài mụn nhỏ như hạt đậu, dần dần số mụn tăng lên, kết tụ lại thành những hạch lớn hơn… Lúc đầu da không đổi màu, ấn vào không thấy đau; lâu ngày mới thấy hơi đau, khi vỡ mủ loãng như đờm hay nước đậu, lâu ngày không liền miệng, giống như mạch lươn hoặc hang chuột (nên còn gọi là ”thử lậu”)…

15. Chữa rôm sảy:

Dùng 30g thổ phục linh đun lấy nước, để ấm, dùng khăn thấm nước thuốc bôi lên chỗ nổi rôm, ngày làm 3-5 lần. Kết hợp với nước tắm từ nước thuốc và thêm nước pha loãng, ngày tắm 1 lần, làm liên tục 3-5 ngày.

16. Tri viêm mủ da:

Dùng 30g thổ phục linh, 15g cam thảo, 15g kim ngân hoa, đem sắc với 500ml nước, cho đến khi còn 200ml, uống 1 lần vào khoảng 9-10h sáng trong ngày.

17. Điều trị đau thần kinh tọa:

Dùng 30g thổ phục linh, 20g dây đau xương, 20g cỏ xước, 20g tang ký sinh, 10g cốt toái bổ, sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.

18. Chữa u nang buồng trứng:

Lấy 30g thổ phục linh, 15g hoàng bá, 15g hạ khô thảo, 10g bào sơn xuyên giáp, 15g hải tảo, 30g mẫu lệ, 15g hương phụ, 15g đương quy, 15g đan sâm, 15g trạch tả, 10g ngưu tất. Tất cả đem sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

19. Trị eczema:

Lấy phổ thục linh tán bột mịn, đắp lên chỗ đau ngày 3-5 lần, làm liên tục 5 ngày.

20. Chữa phong thấp, gân, xương đau nhức, tê buốt:

(1) Thổ phục linh 20g, cốt toái bổ (còn gọi là tắc kè đá, cây tổ rồng…) 10g, thiên niên kiện 8g, đương quy 8g, bạch chỉ 6g; sắc kỹ với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày (Theo kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
(2) Thổ phục linh 50g, gọt bỏ vỏ, thái nhỏ; thịt lợn 100g; 2 thứ hầm kỹ, chia 2-3 lần ăn trong ngày (Triết Giang dân gian thường dụng thảo dược).

Cận cảnh dây Thổ phục linh!
Cận cảnh dây Thổ phục linh!

21. Chữa giang mai:

(1) Thổ phục linh 40g, hà thủ ô 16g, vỏ núc nác 16g, ké đầu ngựa (thương nhĩ tử) 10g, gai bồ kết (thiêu tồn tính) 8g; sắc nước uống (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).
(2) Thổ phục linh 60g, ké đầu ngựa 15g, bạch tiên bì 15g, cam thảo 5g; sắc nước uống mỗi ngày một thang; liên tục 30 ngày – một liệu trình (Thảo mộc liệu pháp).

22. Bổ dạ dày:

Liều dùng hằng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc, dạng cao hoặc hoàn tán. Có khi dùng với liều cao hơn.

23. Chữa băng huyết, đới hạ:

Thổ phục linh sắc thêm đường đỏ (nếu băng huyết) thêm đường trắng (nếu đới hạ) uống.

24. Chữa viêm bàng quang:

Thổ phục linh 30g, mã đề 20g, râu ngô 20g. Sắc uống.

24. Ung thư đường tiêu hóa:

Thổ phục linh 30g, nấm hương 10g, bạch truật 20g. Sắc uống.

25. Ung thư hạch:

Thổ phục linh 100g, tán bột mịn để sắc nước uống hoặc thêm gạo nấu cháo ăn hàng ngày.

26. Ung thư bàng quang:

Thổ phục linh 30g, trà thụ căn 20g,tề thái 20g. Sắc uống.

27. Chữa tiểu tiện ra máu:

Thổ phục linh 20g, rễ chè 20g, sắc thêm đường uống.