Cây cỏ máu có tên khoa học là Sargentodoxaceae thuộc họ cây huyết đằng. Cây cỏ máu thuộc loài thân gỗ nhỏ, đường kính từ 3-4cm. Cây sống dựa vào thân cây lớn, dưới tán rừng. Gỗ cứng, lá kép, cụm hoa hình chùy ở ngọn dài 15 – 20cm. Hoa màu đỏ dài 15mm, xếp rất sít nhau. Quả màu đỏ nâu dài 12cm, có 36 hạt. Chặt cây có nhựa màu đỏ chảy ra như máu.
Contents
Địa lý phân bổ:
Cây cỏ máu thường phân bổ ở những nơi có rừng rậm, vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Vùng sinh sống phát triển chủ yếu ở Lâm Đồng, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hoá, Yên Bái, Lào Cai, Hoà Bình, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên vv…
Lưu ý: Để nhận biết cây cỏ máu bằng mắt thường thì quý vị chỉ cần chặt 1 vết nhỏ trên thân cây sẽ thấy nhựa màu đỏ tươi chảy ra. Trên thị trường hiện cũng có 1 loại tương tự là cây “Kê Huyết Đằng”, cây này to hơn, mùi vị không thơm và tốt bằng nên ít được sử dụng.
Công dụng:
Cây cỏ máu có công dụng bổ huyết, mát gan, tăng cân (kích thích dạ dày tiêu hoá tốt), điều kinh, thư cân hoạt lạc, bổ trung táo vị, bổ ứ huyết, sanh huyết mới, lưu lợi kinh mạch, trị thử sa, phong huyết tý chứng, bổ huyết tính cường tráng, thích hợp dùng chứng tê liệt thần kinh tính thiếu máu, như tay chân và eo lưng gối mỏi đau, tê dại, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nguyệt kinh bế ngừng v.v…, có công hiệu hoạt huyết trấn thống và thời gian gần đây được đồn thổi như loại thần dược cho người bị bệnh ung thư.
Chú ý: Người dân hay gọi là cây cỏ máu nhưng thực chất lại không phải là giống cỏ vì cỏ máu thuộc thân gỗ, dây leo dựa vào cây đại thụ để sinh trưởng.
Đối tượng sử dụng:
Trẻ em biếng ăn, người gầy, mệt mỏi, suy dinh dưỡng, kém ăn, khó ngủ, người đang cho con bú, phụ nữ sau sinh…..
Ngoài việc giúp tăng cân, hỗ trợ ăn ngon ngủ ngon, cỏ máu còn giúp lưu thông khí huyết, giải độc tố, bổ máu, đẹp da, chống rụng tóc
Đối với trẻ em thì cỏ máu còn giúp bé chống táo bón Và nước cỏ máu dùng tắm cho bé để chữa trị những bệnh ngoài da.
Cách chế biến:
Cỏ máu có rất nhiều cách sử dụng khác nhau. Để chế biến và thu hái đúng chuẩn thì cũng đa dạng, phong phú, chủ yếu theo dân gian, tính tiện lợi của vùng miền. Bộ phận sử dụng chủ yếu là thân cây cỏ máu, đem cắt thành từng lát nhỏ hoặc đoạn nhỏ phơi khô làm thuốc.
Khi sử dụng có thể lấy sát nhỏ cây cỏ máu cho vào nước đun sôi, để nguội uống giải khát, mát gan. Ngoài ra quý vị có thể sử dụng từng đoạn nhỏ, chẻ nhỏ rồi cho vào đun nước.
Liều lượng:
Tuỳ vào thể trạng, yêu thích của từng vùng mà liều lượng cũng khác nhau. Vì cây cỏ máu có tính lành, không độc, không tác dụng phụ nên rất thoải mái trong việc sử dụng. Ở nông thông, vùng quê thường dùng 1 nắm tay lớn bỏ vào 1 siêu nước chừng 1lít đến 1.5 lít đun sôi để nguội.
Để đảm bảo hơn quý vị có thể cân đo chừng 50gram cỏ máu phơi khô đun sôi với 1lit – 1.5 lit nước, để nguội uống thay nước lọc hàng ngày.
Tính vị:
Cỏ máu có màu đỏ, giống với máu nên người dân gọi là cỏ máu. Vì có màu sắc như máu mà cỏ máu có tác dụng bổ huyết rất tốt. Khi đun sôi để nguội, nước cỏ máu có vị hơi chát, thanh mát, ngọt hậu.
Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ máu:
Đối với thai phụ sau sinh:
“Phụ nữ sau sinh sử dụng cỏ máu giúp tăng cường tuần hoàn máu, bổ máu, lợi sữa rất hiệu quả. Trong đông y thường sử dụng cỏ máu như vị thuốc không thể thiếu. Nhờ công dụng này mà ở vùng quê thường sử dụng cỏ máu như một thông lệ không thể thiếu”
Đối với người bình thường:
Người bình thường sử dụng cây cỏ máu rất tốt cho sức khoẻ, sử dụng lâu ngày giúp sức khoẻ dồi dào, da dẻ trắng hồng tươi mới bởi. Ngoài ra cỏ máu giúp đào thải độc tố, bồi bổ cơ thể, giúp cơ thể luôn cường tráng.
Đối với người gầy:
Khi sử dụng cỏ máu cho người gầy sẽ giúp tăng cân ổn định, an toàn nhờ tác dụng bồi bổ cơ thể, ăn ngon, ngủ ngon, da dẻ hồng hảo, sức vóc tươi trẻ. Đã có rất nhiều người sử dụng cỏ máu đem lại kết quả ngoài mong đợi, hơn bất kỳ vị thuốc nào trên thị trường hiện nay.
Bài thuốc từ cây cỏ máu:
Cơ thể suy yếu, đổ mồ hôi trộm:
Chuẩn bị: 90g kê huyết đằng, đem rửa sạch, sắc lấy nước. Cho vào 1 – 2 quả trứng gà nấu như canh, nên kiên trì ăn liên tục từ 5 – 7 ngày để bồi bổ sức khỏe.
Trị đau dạ dày:
Dùng Kê Huyết đằng từ 16 đến 20g. Sắc nước, hoặc ngâm rượu uống, có thể dùng dây nấu cao đều được. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng thử cách sau đây Kê Huyết Đằng, Rau má (khô), Hoài sơn, Hà thủ ô đỏ, Đỗ đen (sao), Ý dĩ, Cam thảo dây mỗi thứ 12g, Đảng sâm 16g. Sắc uống 1 ngày 1 thang sẽ rất đỡ.
Kinh nguyệt không đều:
Phụ nữ nếu kinh nguyệt không đều lấy 16g huyết rồng, 10g ngưu tất, 6g nghệ vàng, 12g ích mẫu. Sắc uống mỗi ngày một thang. Sử dụng liên tục 5 – 10 ngày tình trạng trên sẽ dứt.
Chữa đau lưng:
Kê huyết đằng, tỳ giải, rễ trinh nữ, ý dĩ mỗi thứ 16g; cỏ xước 12g; quế chi rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi thứ 8g; trần bì 6g. Sắc uống.
Trị đau lưng, gối mỏi:
16g huyết rồng; tục đoạn, xuyên khung, cẩu tích, dây đau xương mỗi thứ 12g. Các vị thuốc trên đem sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 – 3 lần uống mỗi ngày. Sử dụng khoảng 6 thang sẽ thấy hiệu quả.
Trị khí huyết hư, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt:
16g huyết rồng; đương quy, hà thủ ô, thục địa mỗi thứ 12g, 10g nhân sâm. Sắc uống ngày 1 thang chia làm hai lần, nên uống ngay khi thuốc còn nóng. Dùng từ 3 – 5 ngày.
Chữa thiếu máu, hư lao:
Kê huyết đằng 200-300g, tán nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 -10 ngày. Mỗi lần uống 25ml, ngày hai lần. Để có hiệu quả cao hơn có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác như thục địa, đan sâm, hà thủ ô (liều lượng bằng nhau). Có thể dùng cao đặc cô từ nhựa, mỗi ngày uống 2 – 4g, pha với ít rượu.