Hoa hòe thường được trồng để làm cảnh, nhưng có lẽ bạn chưa biết hoa hòe lại có tác dụng chữa bệnh không ngờ. Theo nghiên cứu hoa hòe có tác dụng cầm máu, giảm cholesterol, kháng viêm, chống co thắt, giải nhiệt, hạ huyết áp,… hãy cùng tôi tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé.

Hoa hòe là gì?

Hoa hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, là loài cây thuộc họ Fabaceae (họ Đậu). Trước kia thường được người dân trồng để làm cảnh, nhưng hiện nay hoa hòe còn được sự dụng trong hỗ trợ điều trị một số bệnh như: cầm máy, đại tiện ra máu, chảy máu căm, ho ra máu, phụ nữ rong kinh cũng nên dùng sẽ có tác dụng rất tốt,… .

Mô tả:

Hoa hòe thuộc loại cây gỗ, thân cây thẳng, to, chiều cao cây có thể lên đến 15m, có chỏm lá tròn, các nhánh cành của cây cong queo không theo trật tự. Lá là lá kép long chim lẻ, có 9 – 13 lá chét hình trứng, đỉnh lá nhọn, lá dài khỏi 3cm, chiều rộng khoảng 1,5 – 2,5cm. Hoa tập trung thành từng cụm tạo thành “chùy hoa” ở đầu mỗi cành. Hoa màu trắng, hình bướm. Vì hoa hòe thuộc vào câu họ đậu nên quả không mở được, dày ở bên ngoài và được thắt nhỏ lại ở giứa hạt.

Hoa Hoè
Hoa Hoè

Nụ hoa có hình trứng, cuống khá nhỏ, ngắn, một đầu hơi nhọn. Nó có thể dài từ 3 – 6mm, rộng từ 1 – 2mm, có màu vàng hơi chút xám. Khi bạn thấy đài hoa của nó thì có thể tưởng tượng ra được một cái chuông nhỏ cùng màu với nụ hoa, chiều dài chỉ bằng ½ đến 2/3 chiều dài nụ hoa, phía trên đài hoa được chia thành 5 răng nông. Khi hoa chưa nở có chiều dài khoảng 5 – 10mm. khi hoa nở sẽ tỏa ra mùi thơm, nếu bạn nếm thử sẽ có vị đăng đắng nơi đầu lưỡi.

Phân bố:

Thường được tìm thấy nhiều ở Thái Bình, Hà Bắc, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Nghệ An,… .

Các bộ phần có thể sử dụng và cách sơ chế trước khi sử dụng:

Bộ phận được dùng nhiều nhất của hoa hòe chính là nụ hoa, được thu hoạch vào khoảng tháng 7, tháng 8 tính theo lịch dương. Để có được hoa đẹp hoa tốt thì nên hái lúc hoa chưa kịp nở, nên hái vào buổi sáng, lúc trời khô ráo thoáng mát. Hoa đem về rửa sạch với nước rồi đem phơi khô ngay, tránh bị ẩm mốc hư hoa. Nếu trường hợp trời đã chuyển lạnh, trời tắt nắng bạn có thể đem đi sấy khô, đóng bịch sử dụng dần.

Các thành phần hóa học:

Hoa hòe có chứa từ 5 – 30% Rutozit (Rutin) – đây là một loại glucozit, sau khi thủy phân sẽ tạo ra quexetola hay quexitin, ramnoza và glucoza.

Hòe có chứa rutin: 34% ở nụ hoa, 4.3% ở vỏ quả, 0,5% ở hạt hòe. 10,5% flavonoid ở vỏ quả. Ngoài ra hòe còn có các thành phần khác như: alcaloid, cytisin, N-methyl cytisin, sophocarmin, matrin, chất béo và glactomanan.

Tác dụng dược lý:

Theo y học cổ truyền:

Thuốc có tác dụng hành khí hành huyết, thanh can tả hỏa.

Thường chủ trị các chứng trĩ huyết, can nhiệt mắt đỏ, chóng mặt.

Theo y dược học hiện đại:

Tác dụng cầm máu: hoa hòe có tác dụng ngăn chặn việc chảy máu, nên sao thành than để đắp lên các vết thương.

Tác dụng với mao mạch: hòe có tác dụng giảm đi tính thẩm thấy của các mao mạch từ đó tăng độ bền của thành mao mạch.

Băng huyết, khí hư: hoa hòe có tác dụng cầm máu nên việc giảm đi lượng máu bị mất đi là rất tốt.

Tác dụng trong hạ mỡ trong máu: hoa hòe bì tố có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu của gan vầ cửa động mạch làm giảm tình trạng bị sơ vữa động mạch, mỡ trong máu

Tác dụng giảm tình trạng chảy máu cam: hòe có tác dụng thanh nhiệt giải độc sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng chảy máu cam do ăn quá nhiều đồ nóng hay lý do nào đó làm cơ thể bạn bị nóng quá mức cho phép.

Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày: hòe là giảm trương lực cơ trơn của đại tràng và phết quản, chống co thắt tại môn vị và tâm vị, đồng thời làm giảm hoạt động co bóp quá mức của dạ dày.

Hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da: hòe có tác dụng trong chống lại các chất phóng xạ.

Ứng dụng:

Có thể dùng làm thuốc lương huyết chỉ huyết: để giảm tình trạng tiểu ra máu, bị trĩ ra máu, bị lỵ.

Hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp.

Hỗ trợ điều trị bệnh băng lậu.

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

Hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến.

Hỗ trợ điều trị mụn nhọt.

Giảm tình trạng chảy máu cam.

Thanh nhiệt

Nguồn: https://caythuocdangian.com/