Cà phê thức uống phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Cà phê giúp con người tỉnh táo hơn sau những phút căng thẳng mệt mỏi. Thế nhưng bạn đã từng biết cà phê cũng có những mặt tiêu cực cho người sử dụng? Hôm nay Nam Dược sẽ cùng quý vị đi tìm hiểu những công dụng tích cực và tiêu cực từ cà phê mà bạn chưa từng để ý tới.

Cà phê là gì?

Cà phê chè hay Cà phê Arabica – Coffea arabica L., thuộc họ Cà phê – Rubiaceae. Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Ngày nay người ta sử dụng cà phê dưới nhiều dạng khác nhau như phim, hoà tan vv…

Mô tả:

Cà phê là cây gỗ nhỏ, cao 4-5m, nhánh ngang và thõng xuống. Lá có phiến dài, không lông, gân phụ 9-12 cặp; lá kèm hình tam giác thấp. Cụm hoa như xim cọ gồm 8-15 hoa ở nách lá; hoa trắng, thơm; đài ngắn; tràng có 5 thuỳ, nhị 5. Quả hạch xoan cao 16-18mm, đỏ, hột 2, một mặt phẳng, thường dài tới 10mm, rộng 6-7mm. Bộ phận dùng: Hạt – Semen Coffeae.

Mót cà phê
Mót cà phê!

Nơi sống và thu hái:

Loài cây của Abyssini (Bắc Phi), Tây Nam Ethiôpi và Bắc Xu Đăng, được thuần hoá ở các xứ Ả rập, nhiệt đới Phi Châu, Brazin. Ở nước ta có trồng, kể cả Cà phê Mokka – var. Mokka Cram, có quả nhỏ hơn. Ta cũng trồng khá nhiều cây Cà phê vối hay Cà phê Robusta – Coffea carephora Pierre ex Froehner var. robusta (Lind. ex Willd.) Chev., gốc ở Tây Phi, có kích thước lớn hơn, cao đến 8-12m, lá có phiến dài 10-13cm, có nhiều hoa hơn, hạt cỡ trung bình.

Loài Cà phê mít hay Cà phê excelsa – Coffea dewevrei Willd. et Dur var. excelsa Chev. có kích thước lớn hơn, cao tới 15-20m, lá cũng dài hơn, tới 40cm. Có thể thu hái hạt Cà phê quanh năm, đem chà vỏ và lấy hạt đem phơi khô.

Thành phần hóa học:

Hạt cà phê xanh giàu glucid (hơn 50%, phần lớn là các polysaccharid) và lipid (10 đến 15%) cả protein (10 đến 15%) và acid hữu cơ (đặc biệt là các acid cafeylquinic hay acid chlorogenic.

Hàm lượng về cafein thay đổi, từ 0,5 đến 1,8% ở Cà phê arabica (trung bình là 1-1,3%) và từ 1,3 đến 5,2% ở Cà phê vối (trung bình 2-3%), một phần của cafein thường kết hợp với acid chlorogenic. Cà phê rang lên có những chất thơm, gọi chung là cafeol (acid cafeic, oleic, linoleic, palmitic) khoảng 0,05%, nhưng đồng thời lại tạo ra một yếu tố phức hợp độc là cafeotoxin (0,07%). Từ tháng 5 năm 1975, người ta đã biết được 468 chất của cà phê, ngày nay đã biết hơn 600 chất.

Tính vị, tác dụng:

Cà phê có vị đắng, có tác dụng kích thích thần kinh và tâm thần, làm tăng hoạt động của tim, co mạch trung ương, co mạch ngoại vi (mạch phổi, mũi, vành, thận), lợi tiểu, làm khoan khoái, kích thích tiêu hoá. Cây có độc nhưng chỉ với liều cao và kéo dài, gây bồn chồn, mất ngủ, đau dây thần kinh, trầm cảm, nhưng nếu uống cà phê đun sôi thì cafeotoxin sẽ bị tiêu huỷ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường dùng trị suy nhược, mất sức do bệnh nhiễm trùng, mất trương lực dạ dày. Người ta dùng bột cà phê hãm uống hay dùng cafein dạng viên (0,20-1g mỗi ngày) hoặc dạng thuốc tiêm dưới da. Chống chỉ định: Loạn thần kinh, viêm cơ tim tiến triển.

Tác hại của Cà Phê lên cơ thể người?

1. Gây chấm dứt quá trình di truyền ở các tế bào sống

Caffeine trước hết là một alkaloid (những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể người và động vật; nhất là đối với hệ thần kinh). Nên cây thường được trồng để giết rệp khi chúng ăn các hạt giống của cây cà phê.

Cây cà phê cũng sử dụng chất caffeine trên lớp vỏ ở thân để giết các cây xung quanh; do đó, chúng sẽ nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn, cũng như phát triển nhanh hơn. Caffeine cũng được sử dụng như thành phần trong một loại thuốc trừ sâu tự nhiên, là nguyên nhân gây chấm dứt quá trình di truyền ở các tế bào sống khi tiếp xúc với nó.

2. Tăng lượng chất béo và mô dưới da

Cà phê làm tăng lượng chất béo và lượng mô mỡ dưới da. Khi cơ thể phải đối diện với một mối đe dọa, trạng thái kích thích sử dụng năng lượng sẽ thay đổi nhu cầu sử dụng “chất béo” của cơ thể. Bởi lúc này, các chất béo trở thành nguồn nhiên liệu chính cung cấp năng lượng tức thời cho cơ thể. Sự vận động liên tục của cơ thể (nhờ tiếp xúc với caffeine hàng ngày) sẽ tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất chuyển đổi dần thành quá trình lưu trữ và chuyển hóa chất béo. Khi ấy, cơ thể thích chất béo hơn cả đường và protein vì chất béo chứa tới 9 Calories mỗi gram; trong khi con số này ở đường và protein là 4 Calories/gram.

Như vậy, caffeine gây ra quá trình tăng chất béo, tăng cân và mỡ thừa. Chúng cũng là nguyên nhân phá hủy cơ bắp trong cơ thể để lấy không gian tích trữ chất béo.

Hạt cà phê!
Hạt cà phê!

3. Giảm hấp thụ sắt

Caffeine ngăn hấp thụ sắt của cơ thể, là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến hiện nay. Các nghiên cứu ngày nay đã chứng minh một tách cà phê có thể làm giảm hấp thu sắt từ một chiếc hamburger xuống chỉ còn 39%; trong khi con số này ở trà xanh chỉ là 64%. Như vậy, caffeine là một chất ức chế mạnh quá trình hấp thụ sắt. Một bữa ăn có mức độ hấp thụ sắt ở khoảng 5.88% sẽ bị suy giảm còn 1.64% (đối với một tách cà phê phin) và 0.97% (đối với một tách cà phê hòa tan). Nếu độ đặc của cafe hòa tan tăng gấp đôi, tỷ lệ hấp thụ sắt thúc đó chỉ còn 0.53%. Tuy không có sự suy giảm hấp thụ sắt diễn ra khi uống cà phê trước bữa ăn 1 giờ, nhưng quá trình ức chế diễn ra liên tục trong vòng 1 giờ sau bữa ăn.

Và những mối đe dọa từ caffeine có thể đến từ các loại trà, chocolate, các thức uống năng lượng hay đồ uống có cồn. Ngoài ra, chúng còn xuất hiện bên trong 2.000 loại thuốc khác nhau chứa caffeine. Có thể ước tính lượng caffeine chứa trong các thực phẩm như sau: (i) 340 gram cà phê đen chứa 260 mg caffeine; (ii) 226 gram chè đen chứa 30-80 mg caffeine; (iii) 250 gram Red Bull chứa 80 mg caffeine; (iv) 340 gram chứa 30-70 mg caffeine…

4. Giảm lượng máu tới não

Ảnh chụp cộng hưởng từ trường trước và sau khi uống 1 cốc cà phê đã chứng minh rằng xu hướng lưu lượng máu tới não đã giảm 45%. Con số này còn có thể giảm tới 52% sau khi uống một cốc nhỏ.

 

5. Kích thích năng lượng cơ thể

Cà phê làm gia tăng mức năng lượng sử dụng trong quá trình phản ứng trao đổi chất của cơ thể. Điều này xuất phát từ chính bản năng sợ bị nhiễm độc caffeine của cơ thể. Khi ấy, cà phê không những không cung cấp năng lượng mà còn loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể chúng ta.

Khi cơ thể bắt đầu được kích hoạt để giải phóng năng lượng do lo ngại ảnh hưởng của caffeine, cơ thể lúc ấy rơi vào trạng thái hoạt động hết công suất/quá tải. Và cà phê lúc này đang loại bỏ những năng lượng tích lũy bên trong cơ thể, khiến con người ngày càng trở nên mệt mỏi sau mỗi ngày trôi qua. Điều này hình thành tình trạng “nghiện” do kích thích năng lượng – một trong những hình thức gây nghiện nguy hiểm nhất trên thế giới.

6. Suy giảm não bộ

Các nghiên cứu phân tích hình ảnh não bộ cũng chỉ ra rằng những người nghiện uống cà phê thường bị suy giảm não bộ giống như những người nghiện rượu, hút thuốc lá, sử dụng cần sa hay những người bị mắc Parkinson.

7. Thúc đầy hoạt động của ruột

Cà phê có thể là nguyên nhân thúc đẩy quá trình hoạt động của ruột diễn ra nhanh chóng. Đây là cách cơ thể cố gắng đào thải chất độc bên trong cơ thể. Tuy nhiên, quá trình diễn ra một cách đột ngột sau khi uống cà phê là minh chứng tin cậy khi cơ chế phòng vệ của cơ thể khi bị nhiễm độc được kích hoạt.

8. Giả các chức năng tâm thần

Khi tình trạng “mất kiểm soát” được kích hoạt bên trong cơ thể, não bộ phải gia tăng hoạt động để điều chỉnh hệ thống nội tiết của cơ thể hoạt động một cách ổn định. Điều này xảy ra nhằm đảm bảo các hành động hung hăng, bạo lực, quyết định vô lý, ghen tuông, tức giận, sợ hãi và hoang tưởng,… có thể được kiểm soát.

Có thể thấy rằng, cà phê khiến các chức năng tâm thần của cơ thể phản ứng một cách yếu hơn so với các phản ứng khi đối diện với cảm xúc tiêu cực mà cơ thể có thể sinh ra.

 

9. Phản ứng phụ với thuốc tránh thai

Sử dụng thuốc tránh thai kèm với caffeine cũng gây nguy hiểm. Do thuốc tránh thai có tác dụng ức chế quá trình thanh lọc caffeine trong cơ thể, nên khi sử dụng chung với rượu hoặc thuốc giảm đau, tác dụng phụ của thuốc tránh thai được cường hóa lên nhiều lần. nguy hiểm hơn là nó gây ra tình trạng ngộ độc caffeine. Lúc này, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để cấp cứu.

10. Tăng hội chứng các cơ quan

Cà phê được cho là nguyên nhân hình thành tuyến tiền liệt lớn, thường xuyên lo lắng, mất ngủ hay trầm cảm. Ngoài ra, có thể xuất hiện một số hội chứng đau, hô hấp không tự nhiên, tổn thưởng não, hiếu động thái quá hay rối loạn hành vi. Thêm vào đó là một danh sách các triệu chứng không rõ ràng như đau bụng, đau tim, đột quỵ,… Nhìn chung, có thể tóm lược 5 ảnh hưởng “dễ nhận thấy” của cà phê là: (i) tim đập nhanh; (ii) thường xuyên thấy khát nước; (iii) đau đầu; (iv) cảm giác lo lắng xuất hiện; (v) đau bụng, đầy hơi và khó tiêu.

11. Mất kiểm soát năng lượng

Theo ước tính, một ly cà phê có thể kích thích trạng thái mất kiểm soát năng lượng trong vòng 3 tuần tiếp theo dù không tiếp nhận thêm caffeine nào nữa.

12. Vỏ não bị kích thích quá mức

Khi cơ thể bắt đầu tiêu hóa cà phê (caffeine), phần vỏ não bị kích thích quá mức và hệ thần kinh trung ương bị quá tải. Phần vỏ não phụ trách các vấn đề liên quan tới tình dục, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, thu lượm thực phẩm và an toàn cá nhân. Đồng thời, đây là bộ phận có tính nguyên thủy và ít phát triển nhất. Do đó, muốn duy trì sự thông minh hay kiểm soát được người khác, hệ thống vỏ não phải được hoạt động trơn tru. Khi ấy, trạng thái tinh thần của cơ thể sẽ đạt trạng thái cân bằng, gần với một đứa trẻ.

Tác dụng của Cà Phê!

1. Cà phê chứa nhiều chất chống ôxy hóa:

Hạt cà phê chứa một số chất khoáng như Mg, Ca, K và hàm lượng cao những hợp chất polyphenols là những chất chống oxy hoá hữu ích. Chất chống oxy hoá giúp trung hoà những gốc tự do để ngăn chặn quá trình hư hại tế bào và DNA trong các loại bệnh tim mạch, ung thư và quá trình lão hoá, khiến lâu già.

2. Giúp giảm cân:

Cà phê giúp bạn giảm béo và có thân hình thon gọn hơn. Là thức uống có lượng calo thấp, sử dụng cà phê vào buổi sáng có tác dụng rất tốt bởi nó làm tăng quá trình trao đổi chất, giúp đốt cháy calo.

3. Cà phê đối với hệ tim mạch:

Là thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa tự nhiên, cà phê có tác dụng giữ cho máu sạch, ngăn ngừa bệnh cao huyết áp và bệnh tim mạch. Cà phê chứa các hợp chất phenol với tính chống oxy hóa có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Một số lợi ích cho sức khỏe có thể vươn xa đến ngừa tai biến mạch máu não.

Quả cà phê!
Quả cà phê!

4. Cà phê đối với bệnh đái tháo đường:

Tờ the Annals of Internal Medicine cho biết uống cà phê liên quan nghịch với viêm và rối loạn chức năng nội mô. Cà phê có thể làm giảm nguy cơ bệnh đái tháo đường. Các hợp chất điều tiết insulin có trong cà phê sẽ giúp ngăn chặn bệnh đái tháo đường tuýp II. Theo một nghiên cứu ở Singapore Chinese Health Study cho biết uống từ 4 cốc cà-phê trở lên hàng ngày giảm 30% nguy cơ bệnh đái tháo đường.

5. Cà phê ngừa ung thư:

Tạp chí chuyên đề JNCI của Viện Ung thư quốc gia Mỹ số ra đầu tháng 5/2011 đăng tải nghiên cứu do các chuyên gia ĐH Harvard, Mỹ thực hiện thì những người uống cà phê có hàm lượng cafein thấp điều độ và đều đặn sẽ giảm được tới 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư, nhất là ung thư vú, ung thư gan, tiền liệt tuyến, trực và đại tràng.

6. Giảm thiểu bệnh Parkinson:

Một nghiên cứu dài 30 năm của các nhà khoa học trường Đại học Nam Florida cho thấy những người có thói quen uống cà phê thì có rủi ro mắc bệnh Parkinson thấp hơn so với người không uống hoặc uống ít. Các nhà khoa học trường Đại học Kuopio, Phần Lan, Viện Karolinski ở Stockholm, Thụy Điển và Viện Sức Khoẻ Quốc Gia Phần Lan cũng cho biết những người trung niên thường dùng cà phê với lượng trung bình từ 3 đến 5 ly mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh suy giảm trí nhớ ở tuổi già.

7. Ngừa bệnh xơ gan:

Một số nghiên cứu được thực hiện gần đây cho thấy những người uống cà phê thường xuyên và điều độ, giảm được tới 80% khả năng phát triển bệnh xơ gan.

8. Giảm bệnh hen suyễn:

Thực tế, các loại thuốc trị hen suyễn đều có chứa caffeine vì vậy, uống cà phê điều độ có tác dụng tích cực trọng việc ngăn ngừa căn bệnh này.

9. Lợi tiểu:

Cà phê không chỉ được xem là thức uống lợi tiểu mà còn có tác dụng sạch dạ dày và hệ tiêu hóa. Tuy nhiên những người có vấn đề về dạ dày, dễ phản ứng với cà phê thì không nên uống nhiều cà phê.

10. Giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật:

Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng, cà phê có tác dụng giảm cholesterol trong mật dạ dày, giúp ngăn ngừa nguy cơ tạo sỏi túi mật.

11. Cà phê tốt cho luyện tập thể dục:

Nhiều nghiên cứu khẳng định cà phê rất tốt cho tập thể dục. Cà phê làm tăng tiết những hormon stress như adrenalin, cortisol giúp ta năng động, linh hoạt và thêm công suất cơ bắp để làm giảm tạm thời sự mệt mỏi, chất cafein giúp con người luyện tập dẻo dai, bền bỉ và dễ đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều caffaeine.

TÂM SỰ: TUỔI THƠ CỦA TÔI LÀ ĐI “MÓT CÀ PHÊ”

Sinh ra trên đất cà phê, cũng đã từng chính tay hái những quả cà phê, chính tay bón phân cho những cây cà phê. Và bây giờ lại làm cho một Công ty cà phê. Chắc nó cũng là cái duyên.

Hàng ngày lên công ty, tôi vẫn nghe các anh em chia sẻ kiến thức về cà phê,… thực sự rất bổ ích. Nào là Arabica, nào là robusta,… nói thật là tôi chả biết gì. Nhưng có một điều chắc chắn chỉ có những người như tôi mới cảm nhận được rõ nét hai chữ “cà phê”…

Những ngày trốn học đi “mót cà phê”.

“Mót” đó là hoạt động đi lụm lặt lại những gì còn sót lại sau khi chủ vườn đã thu hoạch xong. Mùa thu hoạch cà phê là vào những tháng cuối năm, đó là thời điểm bọn con nít chúng tôi hồ hởi đi mót cà phê để có tiền sắm đồ tết.

Hồi đó chúng tôi chỉ có duy nhất 2 dịp là có cơ hội được bận đồ mới: một là vào dịp khai giảng năm học mới, hai là vào dịp Tết Nguyên Đán. Nói là có cơ hội chứ đôi khi cũng chẳng có mà bận. Chính vì vậy, đi mót cà phê chính là cơ hội để chúng tôi có tiền sắm đồ mới.

Mót cà phê
Mót cà phê!

Mà muốn đi mót cà phê đâu phải dễ, một là phải được Bố Mẹ cho đi, hai là chủ vườn phải cho mót, ba là phải có đám bạn âm binh cùng đi chứ đi một mình chán chết. Bố Mẹ tôi đều là nông dân, nên thường đi học về là tôi và anh phải phụ Bố Mẹ trồng cây, cuốc cỏ, nấu cơm, nhặt củi,… nói chung là làm tùm lum hết. Lúc bấy giờ tôi còn bé lắm nên nhiệm vụ chính là coi nhà, nấu cơm và kiếm củi (Thời đó chưa có bếp ga, đúng hơn là không cóa tiền mua).

Có lần, hai anh em tôi cùng đám bạn trong xóm đi học mà không mang sách vở, mỗi đứa cầm một cái bịch đi mót cà phê. Cả đám đi hết buổi sáng, qua cả buổi trưa không ăn gì cả, đi bộ hàng chục cây số. Tới giữa chiều mới mò về, cả nhà ai cũng lo lắng, riêng Bố tôi cầm sẵn một cái roi. Hai anh em hiểu heng, tự động đi tới chìa mông ra cho Bố đánh. Mà bị hoài nên hai anh em bị đánh vẫn cười khúc khích. Riêng có Mẹ tôi thì lại khóc, ở cái tuổi đó tôi không hiểu Mẹ tôi khóc vì điều gì. Nhưng mãi đến sau này tôi mới biết đến nỗi sợ hãi khi con không trở về nhà, rằng Bố Mẹ không muốn con cái phải cực khổ để có được bộ quần áo mới, rằng phải học thì mới mong thay đổi được thực tại…

Nhà tôi cũng chẳng phải dạng nghèo khổ quá mức, nhưng những việc mò cua bắt ốc, cắt lúa cấy mạ,.. đó cũng là chuyện thường tình của lũ trẻ bọn tôi thời đó. Trẻ con như tôi đâu có ý thức gì về sự cực khổ đâu, cứ thấy zdui là làm thôi. Mà ngẫm lại tôi thấy hạnh phúc và sung sướng khi mình có một tuổi thơ như thế…

Tôi thấy bọn trẻ con bây giờ thiệt thòi quá, chúng nó chỉ biết chơi game, 3 tuổi đã cầm cái ipad lướt web nhoay nhoáy. Rồi mai đây chúng sẽ nghĩ rằng cuộc sống chỉ có vậy, chúng sẽ chẳng có khái niệm gì về sự cố gắng cả.

Vườn cà phê và những buổi tối “oanh tạc”

Quay lại với tuổi thơ của tôi, cà phê không chỉ là những buổi trốn học đi mót. Nó còn là những buổi tối chơi năm mười giường như không bao giờ chán. Cón nít bọn tôi có tín hiệu riêng, chỉ một đứa huýt sáo một cái là tụ tập đầy đủ. Có lần tôi đang ăn cơm tối, nghe bọn bạn nó huýt sao inh ỏi, trong người cứ rần rần thế là bỏ cả cơm chạy tót ra gốc bơ đầu ngõ chơi năm mười.

Vì là xứ cà phê nên đâu đâu cũng là cà phê, chỗ nấp thường xuyên nhất của bọn tôi là trên ngọn cà phê. Nghĩ lại sao mà thời đó tôi lại nghịch thế cơ chứ, không những trèo lên ngọn cà phê mà còn trèo cả lên ngọn cây chuối cao như cây cột điện. Tới hồi không xuống được la lối ỏm tỏi cả lên.

Cứ như thế, bọn tôi chơi mà không hề biết mệt mỏi, giường như là sẽ không bao giờ kết thúc. Cuộc chơi chỉ dừng lại khi một trong các phụ huynh mang roi ra và quát tháo: “Thế chúng mày có định cho tao ngủ không hử?”

Cà phê đâu có đắng

Thời đó có biết uống cà phê thế nào đâu mà biết nó đắng. Trái lại là đằng khác, mỗi khi mùa hoa cà phê nở, lũ trẻ con chúng tôi lại thi nhau giựt từng chùm hoa cà phê trắng muột để mút lấy phần mật hoa, thực sự rất rất ngọt.

Hoa cà phê đã đành, mùa quả cà phê chín bọn tôi còn lựa những quả chín nhất, đỏ nhất để ăn và nuốt luôn cả hạt. Tới hồi cho ra những sản phẩm khuôn khuôn lốm đốm nhìn rất bắt mắt… Đến giờ tôi mới biết, loại cà phê được tạo ra bằng cách này có giá mắc nhất thế giới.

Tuổi thơ của tôi trôi qua một cách “ngọt ngào” như vậy đấy. Và đâu đó ở một góc nhỏ tôi nhận ra rằng, cuộc sống này sẽ đẹp biết bao khi ta sống như một đứa trẻ. Đắng cay thì khi lớn lên tôi mới phải nếm trải, nhưng cũng đáng lắm… Và đó không phải điều làm ta bận tâm…

Cà phê trong tôi là như thế đấy, còn bạn thì sao? Có gì chia sẻ với chúng tôi không?